Cõi Vô Hình
Lời Mở Đầu
Mỗi ngày chúng ta quay cuồng trong cuộc
sống bận rộn chỉ để lo cho cái thể xác tạm bợ mà quên đi phần tâm linh là sự
trường tồn vĩnh cửu. Chúng ta mãi mê đắm vào của cải vật chất và những thú vui
ở cõi đời vô thường này mà quên đi cái Nhà Thật của mình là được vãng sanh về
miền cự lạc; chỉ đến khi bệnh hoạn đau đớn hoặc cận kề cái chết chúng ta mới
nghĩ đến Chúa, Phật thì đã quá muộn rồi. Khi thân thể còn đang khỏe mạnh và
tinh thần còn đang minh mẫn chúng ta nên nghĩ đến việc tu hành. Tu hành không
có nghĩa là chúng ta bỏ hết tất cả những vật chất của thế gian để lên núi bế
quan tu hành mà chúng ta có thể sống như một người bình thường. Ðiều quan trọng
nhất là quý vị nên tìm cho mình một pháp môn tốt và một vị Thầy giỏi để dẫn dắt
chúng ta trên con đường tu hành. Không những chúng ta tu hành theo một vị Thầy
đắc đạo sẽ được thoát vòng luân hồi sinh tử mà còn giúp được cha mẹ, anh em,
giòng họ bà con v.v... được siêu sanh nữa.
Mục đích của tôi viết tập Cỏi Vô Hình nầy
là để giúp các bạn đã có sẵn lòng tin ở Thiên cơ được nghe thêm một tiếng
chuông.
Từ trước đến nay, chúng ta chỉ nghe được
có một tiếng chuông Ðông Phương, chúng ta tin có Trời Phật, có Âm Dương, nhưng
không có gì là bằng chứng cụ thể. Nên có một số người hoài nghi cho rằng đạo
Phật chỉ là lý thuyết suông, và có khuynh hướng theo đa số người Tây Phương chỉ
tin vào khoa học, tin vào những gì mắt thấy tai nghe, tin rằng ngoài cái đời
vật chất nầy không có gì khác cả.
Nhưng gần đây có một số học-giả Tây Phương
đã cố công tìm hiểu, họ đã biết được nhiều điều ở bên kia cửa tử, và đã viết ra
nhiều sách, những sách ấy ta có thể tin là đứng đắn, không phải hồ đồ, vì với
óc khoa học sẵn có, họ chỉ tin những gì mà họ không thể chối cãi được.
Ðây chỉ là một tiếng chuông thứ hai từ Tây
Phương. Trong khi tìm hiểu sự thật huyền bí, được nghe thêm một tiếng chuông
nữa là điều rất quý. Tuy nhiên không thể coi tiếng chuông nào là hơn, vì chúng
ta là người phàm mắt thịt, có mắt cũng như đui, có tai cũng như điếc, ngoài
những điều mắt thấy tai nghe không hiểu một điều gì khác, vậy nên không thể xét
đoán tiếng chuông nào là đáng tin hơn. Ví dụ trong những sách của Tây Phương mà
tôi đã lược dịch ra đây, có đoạn nói rằng không có thiên đường không có địa
ngục mà chỉ có lương tâm của chúng ta, xem vậy biết vậy, nhưng không phải vì
thế mà coi hai cuốn Thiên Ðường Du Ký và Ðịa Ngục Du Ký là vô giá trị. Chúng ta
chỉ chú trọng đến những điểm tương đồng là được vãng sanh, có Âm Dương có linh
hồn bất diệt, có luân hồi nhân quả, đó là những điểm quan trọng nhất, những
điểm ấy khiến cho chúng ta càng vững lòng tin vào luật Tạo Hóa, luật Tạo Hóa là
lòng Từ Bi, là Tình Thương, là lòng Vị Tha. Không thể tu lấy riêng mình mà mong
đắc đạo, sách cũng nhấn mạnh không bao giờ có chuyện đó, phải coi người khác
cũng như ta, phải giúp người khác cùng tiến với ta, và trước hết phải làm tròn
phận sự của ta.
Tin nhiều hay tin ít là tùy tâm mỗi người,
tôi không dám có tham vọng gây lòng tin cho ai cả. Tôi đọc sách thấy điều hay
thì tôi kể lại để các bạn cùng chia sẻ với tôi, kể bằng lời e còn thiếu sót nên
phải viết ra giấy. Nếu bạn nào xem mà cũng cho là hay, thì ấy là tôi đã làm
được một chút việc có ích, và tiết kiệm được thì giờ quý báu của bạn ấy không
phải mất công đọc sách nguyên văn. Nhất là đối với những ai không có đọc được
sách Mỹ sách Pháp. Tôi chỉ mong đem chút tài mọn giúp các bạn
Hamud là một pháp sư có kiến thức rất rộng
về cõi vô hình. Khác với những đạo sĩ phái đoàn đã gặp, ông này không phải
người Ấn mà là một người Ai cập. Ông ta sống một mình trong căn nhà nhỏ, xây
dựa vào vách núi. Hamud không hề tiếp khách, nhưng trước sự giới thiệu của bác
sĩ Kavir, ông bằng lòng tiếp phái đoàn trong một thời gian ngắn. Vị pháp sư có
khuôn mặt gầy gò, khắc khổ và một thân hình mảnh khảnh. Ông ta khoác áo choàng
rộng và quấn khăn theo kiểu Ai cập.
Giáo sư Evans-Wentz vào đề :
- Chúng tôi được biết ông chuyên nghiên
cứu các hiện tượng huyền bí…
Pháp sư thản nhiên :
- Đúng thế, tôi chuyên nghiên cứu về cõi
vô hình.
- Như thế ông tin rằng có ma…
Vị pháp sư nói bằng một giọng chắc chắn,
quả quyết :
- Đó là một sự thật không những ma quỷ
hiện hữu mà chúng còn là đối tượng nghiên cứu của tôi.
- Bằng cớ nào ông tin rằng ma quỷ có thật
?
- Khắp nơi trên thế giới đều có các giai
thoại về ma, vì con người thường sợ hãi cái gì mà họ không thể nhận thức bằng
các giác quan thông thường nên họ đã phủ nhận nó. Sự phủ nhận này mang đến niềm
sợ hãi. Từ đó họ thêu dệt các giai thoại rùng rợn, ly kỳ, không đúng sự thật.
Nếu chúng ta chấp nhận ma quỷ hiện hữu như một con voi hay con ngựa thì có lẽ ta
sẽ không còn sợ hãi. Các ông đòi hỏi một chứng minh cụ thể chăng ?
- Dĩ nhiên, chúng tôi cần một bằng chứng
hiển nhiên …
- Được lắm, các ông hãy nhìn đây.
Vị pháp sư mở ngăn kéo lấy ra một cặp que
đan áo, một bó len và mang ra góc phòng để xuống đất. Ông ta thong thả :
- Chúng ta tiếp tục nói chuyện, rồi các
ông sẽ thấy.
Mọi người ngơ ngác, không hiểu ông muốn
nói gì, giáo sư Mortimer nóng nảy :
- Nếu ông nghiên cứu về cõi vô hình, xin
ông giải thích về quan niệm thiên đàng, địa ngục cũng như đời sống sau khi chết
ra sao ?
Vị pháp sư nghiêm giọng :
- Đó là một quan niệm không đúng, sự chết
chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp chứ không phải là hết. Vũ trụ có rất nhiều cõi
giới, chứ không phải chỉ có một cõi này.
- Khi chết ta bước qua cõi trung giới và
cõi này gồm có bảy cảnh khác nhau. Mỗi cảnh được cấu tạo bằng những nguyên tử
rất thanh mà ta gọi là “dĩ thái”. Tùy theo sự rung động khác nhau mà mỗi cảnh
giới một khác. Tùy theo vía con người có sự rung động thanh cao hay chậm đặc,
mà mỗi người thích hợp với một cảnh giới, đây là hiện tượng “đồng thanh tương
ứng” mà thôi. Khi vừa chết, thể chất cấu tạo cái vía được sắp xếp lại, lớp
thanh nhẹ nằm trong và lớp nặng trọc bọc phía ngoài, điều này cũng giống như
một người mặc nhiều áo khác nhau vào mùa lạnh, áo lót mặc ở trong, áo choàng
dầy khoác ngoài. Vì lớp vỏ bọc bên ngoài cấu tạo bằng nguyên tử rung động chậm
và nặng nề, nó thích hợp với các cảnh giới tương ứng ở cõi âm, và con người sẽ
đến với cảnh giới này. Sau khi ở đây một thời gian, lớp vỏ bao bọc bên ngoài
dần dần tan rã giống như con người trút bỏ áo khoác bên ngoài ra, tùy theo các
lớp nguyên tử bên trong mà họ thích ứng với một cảnh giới khác. Cứ như thế,
theo thời gian, khi các áp lực vật chất tan rã hết thì con người tuần tự tiến
lên những cảnh giới cao hơn. Điều này cũng giống như một quả bóng bay bị cột
vào đó những bao cát; mỗi lần cởi bỏ được một bao thì quả bóng lại bay cao hơn
một chút cho đến khi không còn bao cát nào, thì nó sẽ tự do bay bổng. Trong bảy
cảnh giới của cõi âm, thì cảnh thứ bảy có rung động nặng nề, âm u nhất, nó là
nơi chứa các vong linh bất hảo, những kẻ sát nhân, người mổ sẻ súc vật, những
cặn bả xã hội, những kẻ tư tưởng xấu xa, còn đầy thú tánh. Vì ở cõi âm, không
có thể xác, hình dáng thường biến đổi theo tư tưởng nên những kẻ thú tánh mạnh
mẽ thường mang các hình dáng rất ghê rợn, nửa người, nửa thú. Những người thiếu
kiến thức rõ rệt về cõi này cho rằng đó là những quỷ sứ. Điều này cũng không
sai sự thật bao nhiêu vì đa số những vong linh này luôn oán hận, ham muốn, thù
hằng và thường tìm cách trở về cõi trần. Tùy theo dục vọng riêng tư mà chúng tụ
tập quanh các nơi thích ứng, dĩ nhiên người cõi trần không nhìn thấy chúng
được. Những loài ma đói khát quanh quẩn bên các chốn trà đình tửu quán, các nơi
mổ sẻ thú vật để tìm những rung động theo những khoái lạc vật chất tại đây. Khi
một người ăn uống ngon lành họ có các rung động, khoái lạc và loài mà tìm cách
hưởng thụ theo tư tưởng này. Đôi khi chúng cũng tìm cách ảnh hưởng, xúi dục con
người nếu họ có tinh thần yếu đuối, non nớt. Những loài ma dục tình thì quanh
quẩn nơi buôn hương bán phấn, rung động theo những khoái lạc của người chốn đó,
và tìm cách ảnh hưởng họ. Nếu người sống sử dụng rượu, các chất kích thích thì
ngay trong giây phút mà họ không còn tự chủ được nữa, các loài ma tìm cách nhập
vào trong thoáng giây để hưởng một chút khoái lạc vật chất dư thừa. Vì không
được thỏa mãn nên theo thời gian các dục vọng cũng giảm dần, các nguyên tử nặng
trọc cũng tan theo, vong linh sẽ có các rung động thích hợp với một cảnh giới
cao hơn và y sẽ thăng lên cõi giới tương ứng. Dĩ nhiên, một người có đời sống
trong sạch, tinh khiết sẽ không lưu ở cõi này, mà thức tỉnh ở một cõi giới
tương ứng khác. Tùy theo lối sống, tư tưởng khi ta còn ở cõi trần mà khi chết
ta sẽ đến những cảnh giới tương đồng, đây chính là định luật “đồng thanh tương
ứng, đồng khí tương cầu”.
Toàn thể phái đoàn im lặng nhìn nhau, vị
pháp sư Ai cập đã diễn tả bằng những danh từ hết sức khoa học, chính xác, chứ
không mơ hồ, viễn vông. Dù sao đây vẫn là một lý thuyết rất hay, nhưng chưa
chứng minh được. Có thể đó là một giả thuyết của những dân tộc nhiều tưởng
tượng như người Á châu chăng ?
Hamud mỉm cười như đọc được tư tưởng mọi
người:
- Nếu các ông biết rằng tôi cũng là một
tiến sĩ vật lý học tốt nghiệp đại học Oxford…
Giáo sư Harding giật mình kêu lên :
- Oxford ư ? Ông đã từng du học bên xứ
chúng tôi sao ?
- Chính thế, tôi tốt nghiệp năm 1864, và
là người Ai cập đầu tiên tốt nghiệp về ngành này.
(Ghi chú của giáo sư Spalding : Phái đoàn
đã phối kiểm chi tiết này và hồ sơ đại học Oxford ghi nhận có một tiến sĩ người
Ai cập tên là Hamud El Sarim nhập học năm 1856 và tốt nghiệp năm 1864 với bằng
Tiến sĩ Vật lý).
- Nhưng làm sao ông biết rõ được cõi giới
này ? Ông đã đọc sách vở hay dựa trên những bằng chứng ở đâu ?
- Tôi đã khai mở các giác quan thể vía,
nhờ công phu tu hành trong nhiều năm. Ngay khi còn là sinh viên tôi đã say mê
môn Vật lý siêu hình (metaphysics). Tôi dành nhiều thời giờ nghiên cứu sách vở
khoa học, nhưng đến một lúc thì khoa học phải bó tay. Sự nghiên cứu dẫn dắt tôi
đến với Khoa Huyền Bí học. Tôi học hỏi rất kỹ về môn này, khi trở về Ai cập tôi
may mắn gặp được các vị đạo sư uyên bác, nên sự nghiên cứu càng ngày càng tiến
bộ. Sự nghiên cứu dẫn dắt tôi sang Ấn độ, và Tây Tạng. Tại đây tôi gặp một Lạt
Ma chuyên nghiên cứu về cõi âm, tôi đã học hỏi rất nhiều với vị này. Sau đó,
tôi tu nhập thất trong 10 năm liền, và khai mở được một vài giác quan đặc biệt.
Từ đó, tôi tha hồ nghiên cứu cõi âm vì tôi có thể sang tận đây học hỏi và cõi
này trở nên quen thuộc, tôi kết bạn với rất nhiều sinh vật siêu hình, chúng
giúp đỡ tôi rất nhiều.
Giáo sư Evans- Wentz ngập ngừng :
- Ông muốn nói rằng ông kết bạn với ma ?
- Dĩ nhiên, vì tôi dành trọn thời giờ hoạt
động bên cõi này, nên tôi có rất đông bạn bè, phần lớn là vong linh người quá
cố nhưng cũng có một vài sinh vật có đường tiến hoá riêng, khác với loài người,
có loài khôn hơn người và có loại không thông minh hơn loài vật là bao…
- Giao thiệp với chúng có lợi ích gì không
?
- Các ông nên biết cõi âm là một thế giới
lạ lùng, phức tạp với những luật thiên nhiên khác hẳn cõi trần. Sự đi lại giao
thiệp giúp ta thêm kiến thức rõ ràng…..
- Như thế có nguy hiểm không?
- Dĩ nhiên, có nhiều sinh vật hay vong
linh hung ác, dữ tợn…Một số thầy phù thuỷ, thường liên lạc với nhóm này để mưu
cầu lợi lộc, chữa bệnh hoặc thư phù, nguyền rủa….
- Ông có thể làm như vậy không ?
Vị pháp sư nghiêm mặt :
- Tất cả những việc gì có tính cách phản
thiên nhiên, ngược luật tạo hoá đều mang lại hậu quả không tốt. Mưu cầu lợi lộc
cho cá nhân là điều tối kỵ của ai đi trên đường đạo. Tôi không giao thiệp với
những loại vong linh này, vì chúng rất nguy hiểm, hay phản phúc và thường giết
chết kẻ lợi dụng chúng bất cứ lúc nào. Các ông nên nhớ tôi là một khoa học gia
chứ không phải một thầy pháp hạ cấp hay một phù thủy chữa bệnh.
- Xin ông nói rõ hơn về những cảnh giới
cõi âm.
- Các ông nên biết dù ở cõi nào, tất cả
cũng không ra ngoài các định luật khoa học. Thí dụ như vật chất có ba thể: thể
lỏng, thể đặc và thể hơi, thì bên cõi này cũng có những thể tương tự. Luật
thiên nhiên cho thấy vật nặng sẽ chìm xuống dưới và vật nhẹ nổi lên trên thì
cõi vô hình cũng thế. Nguyên tử cõi âm rung động với một nhịp độ khác với cõi
trần, các nguyên tử rung động thật nhanh dĩ nhiên phải nhẹ hơn các nguyên tử
nặng trược. Tóm lại, tùy theo nhịp độ rung động mà tạo ra những cảnh giới khác
nhau, có bảy loại rung động nên có bảy cõi giới. Các nguyên tử rung động chậm chạp
phải chìm xuống dưới vì nếu ta mang nó lên cao, sức ép sẽ làm nó tan vỡ ngaỵ
Thí dụ ta đặt một quả bóng xuống nước nếu đến một độ sâu nào đó sức ép của nước
sẽ làm nó vỡ tan. Loài cá cũng thế, có loại sống gần mặt nước, có loại sống tận
đáy đại dương. Nếu loại sống gần mặt biển bị mang xuống đáy nó sẽ bị sức ép mà
chết, ngược lại nếu loài sống ở dưới đáy cũng không thể lên sát mặt nước vì đã
quen với sức ép khác nhau. Cảnh giới thứ bảy lúc nào cũng tối tăm, nặng nề với
các vong linh hình dáng ghê rợn, nhưng hoàn toàn không có vụ quỷ sứ tra tấn tội
nhân. Bị lưu đày ở đây đã là khổ sở lắm rồi, các ông hãy tưởng tượng bị dục
vọng hành hạ mà không thể thỏa mãn thì còn khổ gấp trăm lần bị tra tấn. Vong
linh thèm muốn nhưng không sao thỏa mãn được, như đói mà không thể ăn, khát
không thể uống. Do đó, theo thời gian y sẽ học bài học chịu đựng, nhẫn nhục cho
đến khi dục vọng giảm bớt và tan ra thì y sẽ thăng lên cảnh giới thứ sáu.
Cõi giới thứ sáu có sự rung động rất giống
như cõi trần, tại đây các vong linh ít còn thèm muốn vật chất như ăn uống, dục
tình, nhưng bận tâm với những nhỏ nhen của cuộc sống như thỏa mãn bản ngã, ích
kỷ, ghen tuông, hờn giận v.v...
Đa số có hình dáng giống như người cõi
trần nhưng lờ mờ không rõ. Vì sự rung động của nguyên tử gần giống như cõi trần
nên họ hay trở về cõi này, họ thường nhập vào đồng cốt, các buổi cầu cơ, cầu
hồn để chỉ dẫn bậy bạ, nói chuyện vu vơ nhằm thỏa mãn tự ái, bản ngã cá nhân.
Vì đa số vong linh khi còn sống rất ham mê danh vọng, chức tước, uy quyền nên
khi họ nhập vào đồng cốt họ thường tự xưng là các đấng này, đấng nọ. Theo thời
gian, các rung động ham muốn, các cố chấp về bản ngã, danh vọng cũng tan biến nên
họ thăng lên cảnh giới thứ năm.
Cõi thứ năm có sự rung động thanh nhẹ hơn
cõi trần nên vong linh có thể biến đổi sắc tướng rất nhanh chóng. Đây là một
thế giới với những âm thanh màu sắc lạ lùng dễ bị mê hoặc. Các vong linh ở đây
đã bớt ham muốn về cá nhân nhưng còn ham muốn về tư tưởng, kiến thức. Đây là
nơi cư ngụ của những kẻ đạo đức giả, những kẻ bảo thủ nhiều thành kiến, những
người trí thức tự phụ v.v...
Đây cũng là cõi có những sinh hoạt của
loài Tinh linh: những sinh vật vô hình có hình dáng hao hao giống như người mà
ta thường gọi là Thiên tinh (Sylphes), Thổ địa (Gnomes), Phong tinh (Elfs)
v.v... Một số bị thu phục bởi các phù thủy, pháp sư để làm ảo thuật hay luyện
phép. Cõi này còn có sự hiện diện của những “Hình tư tưởng” (Artificial Elements).
Các ông nên biết, khi một tư tưởng hay dục
vọng phát sinh thì chúng sử dụng tinh chất (Essence) cõi này tạo nên một hình
tư tưởng thích hợp. Đời sống của chúng tùy theo sức mạnh của tư tưởng mạnh hay
yếu. Vì đa số tư tưởng con người còn mơ hồ nên hình tư tưởng chỉ tạo ra ít lâu
là tan rã ngay. Một người tập trung tư tưởng có thể tạo ra một hình tư tưởng
sống lâu trong vài giờ hay vài ngày. Một pháp sư cao tay có thể tạo ra các hình
tư tưởng sống đến cả năm hay thế kỷ, không những thế hình tư tưởng này còn chịu
sự sai khiến của ông ta. Các phù thủy luyện thần thông đều dựa trên nguyên tắc
cấu tạo một sinh vật vô hình để sai khiến. Hình tư tưởng không chỉ phát sinh từ
một cá nhân mà còn từ một nhóm người hay một quốc gia, dân tộc. Khi một đoàn
thể, dân tộc cùng một ý nghĩ, họ sẽ tạo ra một hình tư tưởng của đoàn thể, quốc
gia đó. Hình tư tưởng này sẽ tạo một ảnh hưởng vô cùng rộng lớn đối với tình
cảm, phong tục, thành kiến của quốc gia, dân tộc. Ta có thể gọi đó là “Hồn
thiêng sông núi” hay “dân tộc tính”.
Khi sinh ra tại một quốc gia, ta ít nhiều
chịu ảnh hưởng của hình tư tưởng này, dĩ nhiên chúng chỉ ảnh hưởng lên thể vía
nghĩa là tình cảm của dân tộc đó chứ không ảnh hưởng đến lý trí. Một người sống
nhiều bằng lý trí sẽ ít chịu ảnh hưởng như người bình thường. Ðiều này giải
thích tại sao một dân tộc có tâm hồn mơ mộng như thi sĩ trong khi dân tộc khác
lại có đầu óc thực tế mặc dù trên phương diện địa lý, họ không ở cách xa nhau
mấy và ít nhiều chia sẻ một số quan niệm về tôn giáo, phong tục, tập
quán.
Cảnh giới cõi thứ tư sáng sủa hơn và dĩ
nhiên nguyên tử cõi này rung động rất nhanh. Phần lớn những vong linh tiến hóa,
thánh thiện, những nhà trí thức trầm mặc nhưng còn quyến luyến một ít dục vọng
khi chết đều thức tỉnh ở cảnh giới này.
Ða số đều ý thức ít nhiều nên họ bắt đầu
cởi bỏ những ham muốn, quyến luyến. Ðây cũng là chỗ họ học hỏi và ảnh hưởng lẫn
nhau và đôi khi kết những liên hệ để cùng nhau tái sinh trong một gia đình hay
quốc gia.
Cõi gới thứ ba chói sáng, có những rung
động nhẹ nhàng, tại đây có những linh hồn từ tâm nhưng vụng về, những tu sĩ
thành tâm nhưng thiếu trí tuệ, những nhà lãnh đạo anh minh nhưng thành kiến.
Ðây cũng là một cảnh giới của một số thần linh (Devas) như Cảm-dục thiên thần
(Kamadeva), Hữu sắc thiên thần (Roupadeva) và Vô sắc thiên thần (Aroupadeva).
Các thần linh này có đời sống và tiến hóa cao hơn trình độ của nhân loại.
Cõi giới thứ hai và thứ nhất cấu tạo bằng
những nguyên tử hết sức thanh thoát rung động rất nhanh và tràn đầy ánh sáng.
Ðây là cõi giới mà những người tiến hóa rất cao, rất tế nhị không còn dục vọng,
ham muốn lưu lại để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, phát triển các đức tính
riêng trước khi siêu thoát lên cảnh giới cao hơn.”
- “Như thế người chết thường lưu lại ở cõi
Trung giới bao nhiêu lâu?”
- “Thời gian lưu lại đây hoàn toàn tùy
thuộc vào dục vọng con người, có người chỉ ghé lại đây vài giờ lập tức đầu thai
trở lại. Có kẻ ở đây hàng năm và có kẻ lưu lại đây hàng thế kỷ... Ðể siêu
thoát, thể Vía phải hoàn toàn tan rã hết thì mới lên đến cõi Thượng Thiên
(Devakhan) hay siêu thoát. Giống như một quả bóng bay bị cột vào đó nhiều bao
cát, chỉ khi nào cởi bỏ tất cả bao cát thì nó mới tự do tung bay được. Tóm lại
danh từ như Thiên đàng hay Ðịa ngục chỉ là những biểu tượng của những cảnh ở
cõi Trung Giới (Kamaloka). Tùy theo sự sắp xếp của thể Vía khi chết mà ta thức
tỉnh trong một cảnh giới tương ứng...”
Mọi người im lặng nhìn nhau, những điều
Hamoud giải thích hoàn toàn hợp lý và hết sức khoa học, không hoang đường chút
nào. Nhưng làm sao chứng minh những điều mà khoa học thực nghiệm không thể nhìn
thấy được? Dù sao Hamoud cũng là một Tiến sĩ Vật Lý tốt nghiệp tại Ðại Học nổi
tiếng nhất Âu Châu chứ không phải một phù thủy vô học chốn hoang vu, ít nhiều
ông ta cũng có một tinh thần khách quan vô tư của một khoa học gia chứ không mê
tín dễ chấp nhận một lý thuyết vu vơ, không kiểm chứng. Nhưng làm sao có thể
thuyết phục những người Âu Mỹ vốn rất tự hào, nhiều thành kiến và tin tưởng
tuyệt đối ở khoa học?
Hamoud mỉm cười tiếp tục:
- “Sự hiểu biết về cõi vô hình rất quan
trọng vì khi hiểu rõ những điều xảy ra sau khi chết, ta sẽ không sợ chết nữa.
Nếu có chết chỉ là hình hài, xác thân chứ không phải sự sống, và hình hài có
chết đi thì sự sống mới tiếp tục tiến hóa ở một thể khác tinh vi hơn. Ðây là
một vấn đề hết sức hợp lý và khoa học cho ta thấy rõ sự công bình của vũ trụ.
Khi còn sống, con người có dục vọng nầy nọ, khi dục vọng được thỏa mãn nó sẽ
gia tăng mạnh mẽ đồng thời các chất thô kệch, các rung động nặng nề sẽ bị thu
hút vào thể vía. Sau khi chết, dục vọng này trở nên mạnh mẽ vì không còn lý trí
kiểm soát nữa, chính thế nó sẽ đốt cháy con người của ta. Sự nung đốt của dục
vọng chẳng phải địa ngục là gì?
Giống như đức tính, phẩm hạnh khi còn trẻ
quyết định điều kiện sinh sống lúc tuổi già, đời sống cõi trần quyết định đời
sống bên kia cửa tử. Luật này hết sức hợp lý và dễ chứng minh: Khi còn trẻ ta
tập thể thao, giữ thân thể khỏe mạnh thì khi về già ta sẽ ít bệnh tật, khi còn
trẻ ta chịu khó học hỏi, có một nghề nghiệp vững chắc thì khi về già đời sống
được bảo đảm hơn, có đúng thế không?
Những người nào chế ngự được dục vọng thấp
hèn, làm chủ được đòi hỏi thể xác, thì các dục vọng này không thể hành hạ khi
ta chết. Luật thiên nhiên định rằng khi về già thể xác yếu dần, đau ốm khiến
cho ta bớt đi các ham muốn và nhờ thế, dục vọng cũng giảm bớt rất nhiều nên thể
Vía cũng thanh lọc bớt các chất nặng nề, ô trược để khi chết sẽ thức tỉnh ở
cảnh giới cao thượng hơn. Trái lại những người còn trẻ, lòng ham muốn còn mạnh
mẽ nếu chết bất đắc kỳ tử thường đau khổ rất nhiều và phải lưu lại cõi Trung
giới lâu hơn. Nếu hiểu biết như thế ta cần phải duyệt xét lại đời sống của mình
ở cõi trần để khỏi lưu lại những cảnh giới thấp thỏi, nặng nề bên cõi âm. Những
người lớn tuổi cần chuẫn bị để dứt bỏ các quyến luyến, ràng buộc, các lo lắng
ưu phiền, các tranh chấp, giận hờn, phải biết xả ly, dứt bỏ mọi phiền não để
mau chóng siêu thoát.
Một sự chuẩn bị ở cõi trần sẽ rút ngắn
thời gian bên cõi âm và chóng thúc đẩy thời gian lên cõi thượng giới.”
- “Nhưng còn các ma quỷ thì sao?”
- “Các ông cứ cho rằng ma quỷ là một thực
thể nào đó khác hẳn loài người, thật ra phần lớn chúng là những vong linh sống
ở cảnh giới thứ bảy, thứ sáu mà thôi. Chúng còn lưu luyến cõi trần, còn say mê
dục vọng không sao thoát ra khỏi cảnh giới này... Luật thiên nhiên không cho
phép chúng trở lại cõi trần nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt khiến người
cõi trần trong một thoáng giây có thể nhìn thấy chúng... Khoan đã, các ông hãy
xem kìa, người bạn của tôi đã làm xong việc.”
Hamoud chỉ vào góc phòng nơi ông ta để bó
len và cây kim đan áo. Mọi người bước đến gần và thấy một chiếc áo len đan bằng
tay đã thành hình từ lúc nào không ai rõ. Chiếc áo đan tay rất vụng, không khéo
léo nhưng trên ngực có thêu tên giáo sư Mortimer. Vị pháp sư giải thích:
- “Con Ma này rất nghịch và thường quanh
quẩn ở đây, tôi yêu cầu hắn đan chiếc áo len cho các ông để làm bằng chứng. Ðể
tránh việc các ông cho rằng tôi đã làm trò ảo thuật, tráo vào đó một chiếc áo
len khác, tôi yêu cầu hắn thêu tên người nào trong phái đoàn có nhiều nghi ngờ
nhất. Các ông đều biết rằng từ khi gặp gỡ tôi không hề hỏi tên các ông và nếu
chiếc áo này không đan riêng cho các ông thì còn ai nữa?”
Quả thế, vị pháp sư gầy gò không thể mặc
chiếc áo đan to tướng, rất vừa vặn cho giáo sư Mortimer, một người Âu mà kích
thước đã rất ư quá khổ so với những người Âu khác, đó là chưa kể vòng bụng
khổng lồ rất hiếm có của ông này. Hơn nữa, áo này cũng không thể may sẵn để bán
vì đường kim, mũi chỉ rất ư vụng về nếu có bán cũng chả ai mua. Tại nơi hoang
vu, không có ai ngoài vị Pháp sư và phái đoàn, sự kiện này quả thật rất lạ
lùng.
Giáo sư Evans-Wentz thắc mắc:
- “Như vậy ông có thể sai khiến ma quỷ hay
sao?”
- “Tôi không phải là một phù thủy, lợi
dụng quyền năng cho tư lợi mà chỉ là một người có rất nhiều bạn hữu vô hình bên
cõi âm. Tôi hiểu rõ các luật thiên nhiên như Luân Hồi, Nhân Quả và hậu quả việc
thờ cúng ma quỷ để mưu cầu một cái gì.
Tôi chỉ là một khoa học gia nghiên cứu cõi
vô hình một cách đứng đắn. Sự nghiên cứu những hiện tượng siêu hình là một khoa
học hết sức đứng đắn chứ không phải mê tín dị đoan. Nhiều người thường tỏ ý chê
cười khi nói đến vấn đề ma quỷ nên những ai có gặp ma cũng chả dám nói vì sợ bị
chê cười hay cho là loạn trí. Nếu người nào không tin hãy nghiên cứu và chứng
minh một cách khoa học rằng ma quỷ chỉ là những giả thuyết tưởng tượng, còn như
phủ nhận không dám chứng minh chỉ là một cái cớ che dấu sự sợ hãi. Ðiều khoa
học chưa chứng minh được không có nghĩa điều này không có thật, vì một ngày nào
đó khoa học sẽ tiến đến mức mà họ có thể chứng minh. Những phương pháp thông
thường như cầu cơ, đồng cốt thường gặp nhiều sai lầm vì như tôi đã trình bày,
các vong linh nhập vào phần lớn cũng có các kiến thức giới hạn ở cảnh giới nào
đó. Ðôi khi họ cũng trích dẫn vài câu trong “Thánh Kinh” hoặc sách vở, kinh
điển để nâng cao giá trị lời nói, điều này có khác nào những nhà chính trị khi
diễn thuyết. Phương pháp khoa học chính xác nhất là phải tự mình qua hẳn thế
giới đó nghiên cứu.
Các ông nên biết thân thể chúng ta không
phải môi trường duy nhất của linh hồn và giác quan của nó cũng không phải
phương tiện duy nhất để nghiên cứu ngoại cảnh.
Nếu ta chấp nhận rằng vũ trụ có nhiều cõi
giới khác nhau và mỗi thể con người tương ứng với một cõi thì ta thấy ngay rằng
thể xác cấu tạo bằng nguyên tử cõi trần nên chỉ giới hạn trong cõi này được
thôi. Các thể khác cũng có giác quan riêng của nó và khi giác quan thể Vía được
khai mở ta có thể quan sát các cõi giới vô hình dễ dàng. Khi từ trần, thể xác
tiêu hao, các giác quan không còn sử dụng được nữa thì linh hồn sẽ tập phát
triển các giác quan thể Vía ngay. Nếu biết cách khai mở các giác quan này khi
còn sống, ta có thể nhìn thấy cõi âm một cách dễ dàng.”
Giáo sư Allen ngập ngừng:
- “Nhưng có một quan niệm lại cho rằng sau
khi chết linh hồn sẽ lên Thiên Ðàng hay xuống địa ngục vĩnh viễn, điều này ra
sao?”
Hamoud lắc đầu:
- “Ðó là một quan niệm không hợp lý vì
điều này cho rằng khi chết linh hồn sẽ đổi thay toàn diện: Sau khi chết, linh
hồn sẽ mất hết tính xấu để trở nên toàn thiện, trở nên một vị thiên thần vào
cõi thiên đàng hoặc là linh hồn có thể mất hết các tính tốt để trở nên xấu xa,
trở nên một thứ ma quỷ bị đẩy vào địa ngục. Ðiều này vô lý vì sự tiến hóa phải
từ từ chứ không thể đột ngột được, trên thế gian này không ai toàn thiện hay
toàn ác. Trong mỗi chúng ta đều có các chủng tử xấu, tốt do các duyên, nghiệp từ
tiền kiếp để lại. Tùy theo điều kiện bên ngoài mà những chủng tử này nẩy mầm,
phát triển hay thui chột, không thể phát triển. Một người tu thân là một người
biết mình, lo vun xới tinh thần để các nhân tốt phát triển giống như một người
làm vườn lo trồng hoa và nhổ đi cỏ dại.
Thực ra khi sống và chết, con người không
thay đổi bao nhiêu. Nếu khi sống họ ăn tham thì khi chết họ vẫn tham ăn, chỉ có
khác ở chỗ điều này sẽ không còn được thỏa mãn vì thể xác đã hư thối, tan rã
mất rồi. Sau khi chết, tìm về nhà thấy con cháu ăn uống linh đình mà họ thì
không sao ăn được, lòng ham muốn gia tăng cực độ như lửa đốt gan, đốt ruột, đau
khổ không sao tả dược.”
- “Như ông đã nói loài ma đói thường rung
động theo không khí quanh đó như thế họ có thỏa mãn không?”
- “Khi người sống ăn ngon có các tư tưởng
khoái lạc thì loài ma đói xúm quanh cũng tìm cách rung động theo tư tưởng đó
nhưng không làm sao thỏa mãn cho được. Ðiều này ví như khi đói, nghĩ đến món ăn
ngon ta thấy khoan khoái, ứa nước bọt nhưng điều này đâu có thỏa mãn nhu cầu
bao tử đâu. Các loại ma hung dữ, khát máu thường tụ tập nơi mổ sẻ súc vật, lò
sát sinh để rung động theo những không khí thô bạo ở đó. Những người giết súc
vật trong nhà vô tình mời gọi các vong linh này đến, sự có mặt của chúng nó có
thể gây nhiều ảnh hưởng xấu, nhất là cho những người dễ thụ cảm.”
- “Ða số mọi người đều cho rằng ma quỷ
thường xuất hiện ở nghĩa địa, điều này ra sao?”
- “Sự hiện hình ở nghĩa địa chỉ là hình
thể của thể Phách đang tan rã chứ không phải ma quỷ, vong linh. Khi ta chết,
thể xác hư thối thì thể phách vốn là thể trung gian giữa thể xác và thể vía
cũng tan rã theo. Thể phách được cấu tạo bằng những nguyên tử tương đồng với
nguyên tử cõi trần nhưng trong đó có nhiều nguyên tử Dĩ Thái nên nhẹ hơn, nó
thu thập các sinh lực còn rơi rớt trong thể xác để cố gắng kéo dài sự sống thêm
một thời gia nữa, vì đang tan rã nên thể Phách không hoàn toàn, do đó, đôi khi
ta thấy trên nghĩa địa có những hình ảnh người cụt đầu, cụt chân, bay là là trên
các nấm mồ. Người không hiểu gọi đó là ma.
Theo sự hiểu biết của tôi thì việc Thiêu
xác tốt đẹp hơn việc chôn cất vì để thể xác tan rã từ từ làm cho linh hồn đau
khổ không ít và thường ở trong một giai đoạn hôn mê, bất động một thời gian rất
lâu. Thiêu xác khiến vong linh thấy mình không còn gì quyến luyến nữa nên siêu
thoát nhanh hơn nhiều.”
- “Ma quỷ thường thuộc thành phần gì trong
xã hội?”
- “Chúng thuộc đủ mọi thành phần, tùy theo
dục vọng khi còn sống. Người chết bất đắc kỳ tử thường lưu lại cõi âm lâu hơn
người chết già vì còn nhiều ham muốn hơn. Những kẻ sát nhân bị hành quyết vẫn
sống trong cảnh tù tội, giận hờn và có ý định trả thù. Một người tự tử để trốn
nợ đời cũng thế, y sẽ hôn mê trong trạng thái khổ sở lúc tự tử rất lâu. Ðịnh
luật cõi âm xác nhận rằng: Chính cái dục vọng của ta quyết định cảnh giới ta sẽ
đến và lưu lại ở đó lâu hay mau.”
- “Số phận của những người quân nhân tử
trận thì ra sao?”
- “Họ cũng không ra ngoài luật lệ đó, tùy
theo dục vọng từng cá nhân. Tuy nhiên, người hy sinh tính mạng cho một lý tưởng
có một tương lai tốt đẹp hơn vì cái chết cao đẹp là một bức thang lớn trong
cuộc tiến hóa. Họ đã quên mình để chết và sống cho lý tưởng thì cái chết đó có
khác nào những vị Thánh tử đạo. Dĩ nhiên không phải quân nhân nào cũng sống cho
lý tưởng và những kẻ giết chóc oán thù và chết trong oán thù lại khác hẳn.”
- “Như ông nói thì người chết vẫn thấy
người sống?”
- “Thật ra phải nói như thế này, khi chết
các giác quan thể xác đều không sử dụng được nữa nhưng người chết vẫn theo dõi
mọi sự dễ dàng vì các giác quan thể vía. Không những thế họ còn biết rất rõ tư
tưởng, tình cảm liên hệ là đằng khác mặc dù họ không còn nghe thấy, nhìn thấy
như chúng ta. Nhờ đọc được tư tưởng họ vẫn hiểu điều chúng ta muốn diễn tả.”
- “Như vậy thì họ ở gần hay ở xa chúng ta?”
- “Khi mới từ trần, người chết luôn quanh
quẩn bên gia đình, bên những người thân nhưng theo thời gian, khi ý thức hoàn
cảnh mới họ sẽ tách rời các ràng buộc gia đình để sống hẳn ở cõi giới của họ.”
- “Như thế có cách nào người sống tiếp xúc
được với thân nhân quá cố không?”
- “Ðiều này không có gì khó, hãy nghĩ đến
họ trong giấc ngủ. Thật ra nếu hiểu biết thì ta không nên quấy rầy, vì làm thế
chỉ gây trở ngại cho sự siêu thoát.
Sự chết là bước vào một đời sống mới, các
sinh lực từ trước vẫn hướng ra ngoài thì nay quay vào trong, linh hồn từ từ rút
khỏi thể xác bằng một bí huyệt trên đỉnh đầu. Do đó, hai chân từ từ lạnh dần
rồi đến tay và sau cùng là trái tim. Lúc này người chết thấy rất an tĩnh, nhẹ
nhàng không còn bị ảnh hưởng vật chất. Khi linh hồn rút lên óc, nó sẽ khơi động
các ký ức, cả cuộc đời sẽ diễn lại như cuốn phim. Hiện tượng này gọi là “Hồi
quang phản chiếu” (Memory Projection) đây là một giây phút hết sức quan trọng
vì nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cõi bên kia. Sợi dây từ điện liên hệ giữa
thể xác và thể Phách sẽ đứt hẳn. Ðây là lúc người chết hoàn toàn hôn mê, vô ý
thức để linh hồn rút khỏi thể Phách và thể Vía bắt đầu lo bảo vệ sự sống của nó
bằng cách xếp lại từng lớp nguyên tử, lớp nặng bọc ngoài và lớp thanh nhẹ ở
trong. Sự thu xếp này ấn định cõi giới nào vong linh sẽ đến.”
- “Ông du hành sang cõi âm thế nào?”
- “Nói như thế không đúng lắm vì ám chỉ
một sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Các cõi thật ra ở cùng một nơi chỉ
khác nhau ở chiều không gian và thời gian (Time, Space dimension). Sang cõi âm
là sự chuyển tâm thức, sử dụng giác quan thể Vía để nhận thức chứ không phải đi
đến một nơi nào hết. Sở dĩ cõi trần không thấy cõi âm vì nguyên tử cấu tạo nó
quá nặng nề, rung động quá chậm không thể đáp ứng với sự rung động nhanh của
cõi âm. Quan niệm về không gian cũng khác vì đây là cõi tư tưởng, nghĩ đến đâu
là ta đến đó liền, muốn gặp ai chỉ cần giữ hình ảnh người đó trong tư tưởng ta
sẽ gặp người đó ngay. Khi di chuyển ta có cảm giác như lướt trôi, bay bổng vì
không còn đi bằng hai chân như thể xác.”
- “Những người chết nhận thức về đời sống
mới ra sao?”
- “Trừ những kẻ cực kỳ hung dữ, ghê gớm đa
số mọi người thức tỉnh trong cảng giới thứ năm hoặc thứ sáu vốn có rung động
không khác cõi trần là bao. Lúc đầu họ còn bỡ ngỡ, hoang mang nhưng sau sẽ quen
đi. Tùy theo tình cảm, dục vọng mà họ hành động. Tôi đã gặp vong linh của một
Thương gia giàu có, ông này cứ quanh quẩn trong ngôi nhà cũ nhiều năm, ông cho
tôi biết rằng ông rất cô đơn và đau khổ. Ông không có bạn và cũng chả cần ai,
ông trở về căn nhà để sống với kỷ niệm xưa nhưng ông buồn vì vợ con ông vẫn còn
đó nhưng chả ai để ý đến ông. Họ tin rằng ông đã lên Thiên Ðàng vì họ đã bỏ ra
những số tiền, tổ chức các nghi lễ tôn giáo rất lớn, một tu sĩ đã xác nhận thế
nào ông cũng được lên Thiên Ðàng. Tôi khuyên ông ta nên cởi bỏ các quyến luyến
để siêu thoát nhưng ông ta từ chối. Một vài người thân đã qua đời cũng đến tìm
gặp nhưng ông cũng không nghe họ. Có lẽ ông ta sẽ còn ở đó một thời gian lâu
cho đến khi các lưu luyến phai nhạt hết. Tôi đã gặp những vong linh quanh quẩn
bên cạnh cơ sở mà họ gây dựng nên, họ vô cùng đau khổ và tức giận vì không còn
ảnh hưởng được gì, họ rất khổ sở khi người nối nghiệp, con cháu có quyết định
sai lầm, tiêu phá cơ nghiệp.
Tôi đã gặp những người chôn cất của cải,
phập phồng lo sợ có kẻ tìm ra, họ vẫn quanh quẩn gần đó và đôi khi tìm cách hiện
về dọa nạt những người bén mảng đến gần nơi chôn dấu. Vong linh ghen tuông còn
khổ sở hơn nữa, họ không muốn người họ yêu mến chia sẻ tình yêu với kẻ khác.
Ðôi khi họ điên lên khi chứng kiến sự âu yếm của người họ yêu mến và người
khác. Dĩ nhiên họ không thể làm gì được nên vô cùng khổ sở. Những nhà lãnh đạo,
những vua chúa, những người hống hách quyền uy thì cảm thấy bất lực khi không
còn ảnh hưởng gì được nữa, họ hết sức đau khổ.
Ðôi lúc tư tưởng oán hờn có thể tạo nên
những hình tư tưởng có sự sống riêng biệt và có tác dụng mạnh mẽ ở cõi vô hình.
Cách đây vài năm, một người bạn ở Calcutta cho tôi biết có một con dao cán ngà
rất đẹp mà hễ ai cầm lên cũng có ý định giết người. Tôi bèn tìm đến và cầm thử
thì quả nhiên trong người bị kích động lạ thường. Nhờ đã mở giác quan thể Vía
nên tôi thấy một vonh linh hung tợn đang giận dữ vì tôi chống lại y, nhờ các
bạn bè cõi âm tôi tiếp xúc được với tư tưởng vong linh đó: Vợ y đã ngoại tình
với người bạn thân nên y sử dụng con dao này đâm chết cả hai. Sau đó y còn đâm
chết hai người em vợ và bị một người khác dùng chính con dao đó đâm chết y. Sau
khi chết, lòng oán hận khôn nguôi nên y quanh quẩn bên con dao này và ảnh hưởng
đến bất cứ ai sử dụng nó. Nhiều người đã bị y súi dục giết người, y rất thành
công cho đến khi gặp tôi. Phải mất một thời gian lâu tôi mới thuyết phục được
y, tôi bèn bẻ gẫy con dao đó đem chôn.
Một trường hợp khác tôi gặp một vong linh
say rượu bị xe đụng chết. Y rất oán hận nên cứ vẩn vơ nơi ngã tư đường, hướng
dẫn những người lái xe cho họ gặp tai nạn. Rất nhiều người bị chết ở đó. Tôi
mất nhiều thời gian khuyên giải nên y mới bỏ đi nơi khác. Dĩ nhiên, sớm muộn gì
các vong linh cũng tỉnh ngộ nhưng việc làm của y là nhưng nguyên nhân xấu sẽ
tạo những nghiệp quả mà y sẽ phải trả vì ở bất cứ cõi nào, luật thiên nhiên
cũng không thay đổi.
Trong một trường hợp khác, có hai người
bạn rất thân thiết nhưng cùng yêu một cô gái. Ðể chiếm đoạt cô này, một người
đã âm mưu khiến bạn mình bị tình nghi có dính dáng vào một tổ chức chính trị,
anh này bị bắt và bị thủ tiêu. Người kia chinh phục cô gái nhưng không thành
công và ít lâu sau cô này lấy chồng khác. Anh đau khổ bèn tự tử. Thế là cả hai
người bạn đều sang cõi bên kia nhưng người bị thủ tiêu không biết mình là nạn
nhân của bạn, vẫn mến bạn nên đi tìm gặp. Trái lại, anh kia lúc nào cũng bị
lương tâm dằn vặt, thường trốn tránh, ẩn náu. Sự tìm gặp này kéo dài rất lâu
khiến người bạn tội lỗi lúc nào cũng đau khổ, hối hận.
Hamoud lắc đầu:
- “Các ông nên biết, ở cõi trần có thể
trốn tránh được chứ ở cõi âm làm sao trốn đi đâu? Ðây là cõi của tư tưởng chỉ
cần nghĩ đến nhau là đã gặp nhau rồi...”
Mọi người im lặng, cảm thấy thấm thía điều
vị pháp sư Ai Cập diễn tả. Giáo sư Mortimer lên tiếng:
- “Xin ông giải thích thêm về hình tư
tưởng...”
- “Khi ta phát ra một tư tưởng thì ở cõi
trung giới một hình tư tưởng được tạo ra. Nếu tư tưởng đó có tính cách cá nhân
thì chúng bay vơ vẩn quanh ta, dĩ nhiên khi còn sống, ta không ý thức điều này
nhưng khi ta chết ta thấy nó rõ ràng. Nhờ thế ta có thể biết tư tưởng của mình
tốt đẹp hay xấu xa. Cũng như thế, khi ghen ghét oán hận ai, ta cũng tạo các
hình tư tưởng bao quanh người đó. Vì khả năng tập trung tư tưởng của con người
rất yếu nên hình tư tưởng cũng chỉ phất phơ rồi tan biến, không để lại dấu vết.
Tuy nhiên, khi đã có thành kiến với ai, ta tạo nên một hình tư tưởng có thể
sống lâu hơn và tư tưởng này bao quanh kẻ đó. Luật thiên nhiên đã định “Ðồng
thanh tương ứng” nghĩa là tư tưởng chỉ có tác dụng khi đối tượng có rung động
tương tự. Một kẻ xấu xa sẽ trở nên xấu xa hơn, nhưng tư tưởng xấu không thể hại
người lương thiện. Do đó, vấn đề kiểm soát tư tưởng, tránh các thành kiến là
một vấn đề quan trọng vì ta có trách nhiệm với tư tưởng của mình.
Tôi đã gặp một thiếu nữ nhan sắc diễm lệ,
cô này rất kiêu căng thường quyến rủ các thanh niên háo sắc rồi phụ bạc họ.
Nhiều người đã tán gia, bại sản về tay cô, có kẻ đau khổ tự tử. Các tư tưởng
giận hờn, oán ghét của nhiều người cấu tạo nên một hình tư tưởng hết sức dữ
tợn. Khi cô này vừa chết, hình tư tưởng này bám cô bén gót, cô càng chạy trốn,
nó càng theo đến cùng. Các bạn hãy tưởng tượng một quái vật theo mình như bóng
với hình thì sao?”
Hamoud ngưng nói đưa mắt nhìn mọi người.
Phái đoàn im lặng nhìn nhau, họ đã nghe nói về cõi âm nhưng chưa ai giải thích
rõ rệt, khoa học và cụ thể như vị pháp sư này. Có nên tin hay không? Làm sao
kiểm chứng đây? Việc chứng minh bằng chiếc áo len đã làm mọi người kinh ngạc
nhưng cả một thế giới vô hình lại là một đề tài quá rộng rãi, bao quát, vượt
khỏi tầm hiểu biết của mọi người. Phải chăng đó chỉ là một sự tưởng tượng hết
sức dồi dào và chu đáo? Dù cho Hamoud là một Tiến sĩ, tốt nghiệp Oxford nhưng
không có nghĩa ông ta có đủ thẩm quyền để trình bày sự kiện không chứng minh.
Hamoud mỉm cười như đọc được tư tưởng mọi
người:
- “Nhờ khai mở các giác quan đặc biệt, tôi
có thể thấy cõi vô hình trực tiếp mà không phải qua bất cứ trung gian nào. Thay
vì nói rằng sách vở này nói thế hoặc tài liệu kia chỉ dẫn vậy. Tôi dám quả
quyết rằng điều trình bày là kinh nghiệm mà tôi đã trải qua, đã nghiên cứu trong
nhiều năm. Dĩ nhiên, tôi không mong các ông chấp nhận, tôi mong các ông hãy suy
nghĩ cẩn thận, hãy tìm hiểu và nếu còn thắc mắc hãy đặt vấn đề thảo luận. Tôi
mong các ông lấy tinh thần khoa học suy xét, lấy lý luận làm căn bản để cùng
nhau đặt lại vấn đề. Sự nghiên cứu không thể giản dị, dễ dàng được mà còn rất
nhiều khúc mắc, rắc rối nhưng có thế thì mới có những thích thú...”
Mọi người nhìn nhau, nhà Pháp sư này đã
dám đưa một vấn đề trừu tượng như cõi siêu hình ra để thảo luận. Giáo sư Allen lên
tiếng:
- “Từ trước đến nay, người Âu không bao
giờ chấp nhận sự hiện hữu của một thế giới bên kia cửa tử. Họ chỉ có thể nhìn
nhận điều ông nói như một “Tin tưởng” nào thôi thay vì một dữ kiện khoa học có
thể kiểm chứng.”
Vị pháp sư mỉm cười:
- “Các ông gọi nó là tin tưởng cũng được,
thật ra sự hiện hữu về cõi vô hình đã được truyền dạy từ lâu trong các giáo
điều, kinh điển nhưng nó được nói đến dưới hình thức biểu tượng hay ý nghĩa
bóng bẩy mà theo thời gian các giáo sĩ thiếu kinh nghiệm tâm linh không thể
hiểu thấu đáo. Do đó, họ đã nói sai lạc đi nhiều. Dần dần, những điều này trở
nên mê tín dưới ánh sáng khoa học. Ðây là một điều hết sức đáng tiếc, khoa học
thật ra chỉ là một phần rất nhỏ của Huyền Bí Học đã được truyền bá rộng rãi mà
thôi. Nếu các ông muốn có một chứng minh cụ thể cũng được, tôi sẵn sàng tiết lộ
một chìa khóa vào cõi âm. Ðiều tôi sắp trình bầy là căn bản môn Hình Học Ai Cập
hiện đã thất truyền:
Ở cõi trần, tâm thức con người bị giới hạn
bởi ba chiều không gian. Thật ra có nhiều chiều nữa mà ta không nhìn thấy. Khối
óc của ta chỉ chấp nhận chiều dài, chiều ngang và chiều đứng mà thôi. Dĩ nhiên,
mọi sự đi đứng, di chuyển cũng chỉ giới hạn trong ba chiều này. Nếu tôi nói có
một chiều đo thứ tư thẳng góc với ba chiều này thì các ông sẽ không thể tưởng
tượng nổi. Nhưng không thấy được đâu có nghĩa là nó không hiện hữu có phải
không? Muốn tìm hiểu chiều đo thứ tư này ta cần dùng đến sự so sánh. Thí dụ có
một con kiến đang bò trên một tờ giấy phẳng. Giả thuyết rằng con kiến không thể
rời khỏi tờ giấy này được nên thế giới của nó chỉ là một mặt phẳng giới hạn
trong hai bề đo. Dù nó biết suy luận nó cũng không thể quan niệm được bề đo thứ
ba tức là bề đứng. Từ không gian ba chiều của chúng ta, ta có thể làm nhiều
điều tầm thường mà con kiến cho là một phép lạ thí dụ như ta để một hạt thóc
lên tờ giấy. Con kiến không thể hiểu hạt thóc từ đâu xuất hiện vì giới hạn
trong hai bề đo của tờ giấy, nó nghĩ rằng mọi vật phải đến từ tờ giấy chứ không
thể ở một cõi nào đó. Nếu con kiến muốn đi từ đầu giấy đến cuối, nó phải bò
suốt chiều dài tấm giấy. Ðối với chúng ta, vì biết chiều đo thứ ba, ta có thể
gấp tờ giấy lại để hai góc tờ giấy chạm vào nhau, con kiến chỉ cần nhúc nhích
đã đi đến cuối tờ giấy. Nó không thể hiểu tại sao quãng đường dài bỗng biến
mất, dĩ nhiên đối với ta việc này đâu có gì lạ. Vấn đề này có thể dùng để diễn
tả thuật “Rút đất” của các Lạt Ma Tây Tạng. Một khi đã hiểu chiều đo thứ tư,
mọi hiện tượng cõi âm đều có thể giải thích hết sức dễ dàng, khoa học.”
Phái đoàn nhìn nhau thán phục vị Pháp sư
Ai Cập đã diễn tả một ý niệm phức tạp bằng một thí dụ giản dị, dễ hiểu. Nhưng
còn bề đo thứ tư?
Hamoud mỉm cười:
- “Các ông đều biết đường thẳng được tạo
ra bởi một điểm kéo dài theo một chiều nhất định. Nếu ta di chuyển một cái chấm
khoảng 2 thước thì ta có đường thẳng dài 2 thước. Nếu ta tiếp tục di chuyển
chấm ấy một khoảng cách 2 thước nhưng thẳng góc với đường cũ cho đến khi trở về
khởi điểm thì ta sẽ có một hình vuông có đúng không? Hình vuông có thể diễn tả
bằng con số 2 bình phương theo toán học. Ðây là hình học mặt phẳng chứ không có
gì lạ. Nếu ta tiếp tục di chuyển theo chiều đứng, thẳng góc với hình vuông cũ
thì ta sẽ có một khối vuông (Cubic). Khối vuông có thể diễn tả bằng con số 2
tam thừa. Tóm lại ta có 3 hình: Ðường thẳng, hình vuông và khối vuông tương ứng
với số 2, 2 bình phương, 2 tam thừa.
Hình học không gian ngừng ở đây, không đi
xa nữa vì ta chỉ biết có 3 chiều mà thôi, nhưng toán học cho biết có thể có 2
tứ thừa, 2 lũy thừa năm, 2 lũy thừa sáu và nhiều nữa. Các con số toán học này
đều có hình tương ứng trên phương diện hình học và tương ứng với 2 lũy thừa bốn
hay bề đo thứ tư là chìa khóa vào cõi âm. Khoa Hình học cổ của Ai Cập không
những chứng minh được mà còn có các dụng cụ để đo lường chiều thứ tư này. Trở
về hình học phẳng, ta sử dụng thước kẻ để đo chiều dài. Ðể đo hình vuông ta sử
dụng một thước khác gọi là thước vuông vì loại thước kẻ không thể đo góc vuông
được. Cũng thế khi bước sang hình học không gian ta không thể dùng thước vuông
vì hình vuông theo định nghĩa không có bề đứng, không thể đo hình khối được.
Nếu di chuyển hình khối theo chiều đo thứ tư ta sẽ có hình gì? Dĩ nhiên ta
không tưởng tượng được. Hình học Ai Cập cho biết nó là một hình bốn bề, có 16
góc, 32 cạnh và 24 mặt được giới hạn bởi 8 hình khối (Hình khối chỉ có 6 mặt 12
cạnh và 8 góc). Ngày nào khoa học chứng minh được hình này là họ mở cửa vào
được chiều đo thứ tư. Toán học cho biết 2 lũy thừa bốn rất dễ chứng minh và từ
toán học áp dụng để xây Kim Tự Tháp, đem các tảng đá vạn cân lên cao. Môn học
này đã thất truyền trong quá khứ nhưng di tích của nó vẫn được ghi khắc trên
những biểu tượng tại Kim Tự Tháp đấy chứ.”
Hamoud im lặng như thả hồn vào một ký ức
xa xăm rồi nói tiếp:
- “Khi vén màn vào chiều đo thứ tư, sự
phát minh khoa học ngày nay chỉ là mảnh vụn, không đáng kể. Con người có thể du
lịch khắp không gian và có quyền năng ngoài sự hiểu biết của người hiện tại.
Trong thời buổi vàng son, dân Ai Cập đã đi khắp không gian, đến những giải ngân
hà xa lạ nhưng tiếc thay sự giao tiếp với cõi âm của chiều đo thứ tư đem lại
các hiểm nguy mà họ không biết. Chính vì thế nền văn minh này đã sụp đổ, biến
mất trên mặt địa cầu chỉ vì thiếu một nền tảng trí tuệ sáng suốt, không biết
phân biệt chân giả. Từ ngàn xưa, các bậc trưởng lão đã nhắn nhủ rằng sự tiến bộ
phải song song với trí tuệ và chỉ khi trí tuệ khai mở con người mới đủ khả năng
phân biệt hư thực, xé bỏ các mê lầm của vô minh. Tiếc thay các nhà lãnh đạo Ai
Cập không nhận thức điều này nên mới xảy ra những điều đáng tiếc.”
- “Ông muốn nói rằng dân Ai Cập đã tiến bộ
như vậy sao?”
- “Dĩ nhiên, khoảng 8 ngàn năm trước họ đã
ở những xã hội hơn hẳn những xã hội tân tiến, văn minh nhất bây giờ bằng cớ là
ngày nay, đã ai xây nổi Kim Tự Tháp chưa? Còn nhiều vấn đề thần bí khác mà một
ngày nào đó các ông sẽ hiểu.
Này các ông bạn, Ai Cập đã để lại những
Kim Tự Tháp hùng vĩ, kiến thức vĩ đại vào mục đích gì? Ða số người Âu cho rằng
đó là một tàng trữ thi hài những vua Pharaoh, có như vậy chăng? Tại sao triều
đại Pharaoh có cả trăm vua chúa mà chỉ có vài vị cho xây Kim Tự Tháp? Nhưng
người ta đâu có tìm thấy thi thể vua chúa nào trong Kim Tự Tháp đâu? Hơn nữa,
trong Kim Tự Tháp làm gì có ám tự hay tranh ảnh nói về một cá nhân ông vua nào
đâu? Chỉ có những nấm mồ đào được chôn sâu dưới đất mới có các xác ướp và tranh
vẽ thôi, điều này thế nào? Tại sao các nấm mồ trong lòng đất có khắc ký hiệu,
ám tự, hình vẽ mà trong Kim Tự Tháp lại trống trơn? Dĩ nhiên quan niệm thông
thường không thể hiểu nổi, nếu các ông hiểu chiều đo thứ tư thì các ông sẽ
không nhìn Kim Tự Tháp như một hình khối ba chiều.”
- “Ông muốn nói là nó còn chiều đo nữa hay
sao?”
- “Ðúng thế nhưng đó là bí mật của Kim Tự
Tháp, đây không phải một vấn đề ta có thể dem ra bàn luận trong một thời gian
giới hạn. Các ông đang muốn chứng minh về thế giới vô hình kia mà. Tôi hy vọng
dẫn chứng về Toán học vừa qua sẽ giúp các ông một chìa khóa, một căn bản mới
trong tiến trình nghiên cứu...”
Giáo sư Evans-Wentz rụt rè:
- “Nhưng chúng tôi vẫn chưa có bằng chứng
nào rằng sự chết không phải là chấm dứt...”
Hamoud bật cười:
- “Từ bao lâu nay, chết vẫn là một điều mơ
hồ, đáng sợ ám ảnh mọi người. Dù ai cũng trước sau phải chết nhưng hầu như tất
cả đều cố gắng không nghĩ đến nó. Ngay cả những người già yếu, liệt giường,
liệt chiếu, đầy bệnh hoạn đớn đau cũng hãi hùng khi giáp mặt tử thần. Tất cả
tựu chung vì họ không hiểu sự chết, không biết chuẩn bị, không biết đối đầu hay
chấp nhận nó. Trong cuộc đời đầy dẫy vô thường, sự chết có thể đến bất cứ lúc
nào, thế mà con người cứ lẫn tránh nó như khất nợ vậy. Sự hiểu biết về cõi vô
hình giúp ta chấp nhận sự thật hiển nhiên này. Hãy đặt câu hỏi nếu sự chết là
hết thì cuộc đời có ý nghĩa gì? Tại sao ta lại sinh ra đời, có mặt trên trái
đất này? Tại sao có sự khác biệt giữa các cá nhân dù cùng huyết thống, điều
kiện sinh sống, có kẻ khôn, người dại, kẻ thông minh tuyệt đỉnh, người ngu xuẩn
khù khờ? Từ chối sự chết là từ chối một sự thật tại sao ta cứ phải trốn tránh
một sự thật? Tại sao không tìm hiểu nó và chuẩn bị khi nó đến có hơn không?”
- “Phải chuẩn bị như thế nào? Làm sao có
thể giải thích cho những người Âu vốn hết sức đa nghi và không chấp nhận những
gì viễn vông rằng có một đời sống khác bên kia cửa tử”
- “Thì đó là việc của họ, tin tưởng hay
phủ nhận hoàn toàn tùy theo cá nhân, việc gì các ông cứ phải thắc mắc về vấn đề
giải thích. Ðiều quan trọng là tự các ông có tin hay không mà thôi. Nếu các ông
tin rằng sự chết chỉ là việc cởi bỏ một cái áo cũ, khi còn sống ra sao thì khi
chết cũng thế thôi, vấn đề thiên thần trên thiên đường hay ác quỷ dưới địa ngục
hoàn toàn vô lý thì mọi việc sẽ khác hẳn. Nếu nói một cách hết sức khoa học, lý
luận thì tùy theo dục vọng, tư tưởng của con người ra sao mà họ đến những cõi
giới tương ứng, ta sẽ thấy rõ rằng con người có toàn quyền định đoạt số phận
của họ khi sống cũng như khi chết. Ðó không phải là một vinh dự lớn cho loài
người hay sao? Nếu ta chấp nhận rằng các dục vọng tư tưởng khi còn sống tạo ra
sẽ bay vẫn vơ tác động lên vong linh cho đến khi sinh lực chúng hao mòn, tan rã
thì ta thấy vấn đề chuẩn bị tư tưởng cũng như lối sống hết sức cần thiết, quan
trọng. Nếu các tư tưởng này hoàn toàn nhắm về vật chất thì dĩ nhiên hoàn cảnh
cá nhân hết sức bi đát vì vong linh không còn thỏa mãn chúng được nữa. Vong
linh sẽ đau khổ và sẽ học được bài học về sự chế ngự dục vọng để áp dụng trong
một kiếp sống tương lai. Dĩ nhiên khi dục vọng trên tiêu tan hết thì y mới siêu
thoát được.
Nếu trong đời sống hàng ngày, con người
không có một đời sống tinh thần thì khi chết họ sẽ ở một cảnh giới hết sức buồn
nản, vô tri bất động rất lâu cho đến khi họ ý thức sự thiếu hoạt động này và có
những tâm nguyện hăng hái hơn ở một kiếp khác. Thảm kịch lớn nhất là khi con
người chết đột ngột, không chấp nhận rằng mình đã chết nên cố gắng bám lấy sự
sống. Vì không chấp nhận rằng mình đã chết nên họ cứ ở nguyên tình trạng khi
còn sống nghĩa là tình trạng chuyển tiếp, không có gì rõ ràng hết. Hồn ở cõi âm
nhưng đầu óc tư tưởng vẫn ở cõi trần, họ cần được hướng dẫn, khuyên bảo.
Hãy lấy trường hợp một vong linh chết
đuối, vì y không tin mình đã chết nên cứ ở trong trình trạng lúc chết nghĩa là
ngộp nước. Vì đầu óc hôn mê nên y không nhìn thấy cõi âm mà giữ nguyên hình ảnh
cõi trần, dĩ nhiên nó chỉ nằm trong tư tưởng của y mà thôi. Nói một cách khác,
thời gian như ngừng lại, y cứ thế hôn mê trong nhiều năm. Tôi đã cố gắng thuyết
phục nhưng nói gì y cũng không nghe, tôi bèn yêu cầu y trở về nhà, đầu óc y hôn
mê quá rồi nên cũng không sao trở về được. Nhờ các bạn bè cõi vô hình, tôi tìm
được tên tuổi và địa chỉ thân nhân vong linh. Tôi tiếp xúc với họ và yêu cầu
lập một nghi lễ cầu siêu để cảnh tỉnh vong linh. Nhờ sức chú nguyện mãnh lực
của buổi cầu siêu, tôi thấy vong linh từ từ tỉnh táo ra, nghe được lời kinh. Y
trở về nhà và chứng kiến buổi cầu siêu của con cháu gần 60 năm sau khi y qua
đời. Sau đó y chấp nhận việc mình đã chết và siêu thoát...”
- “Ông cho rằng sự cầu nguyện có lợi ích
đến thế sao?”
- “Cầu siêu cho vong linh là một điều hết
sức quan trọng và ích lợi vì nó chứa đựng một sức mạnh tư tưởng vô cùng mãnh
liệt. Oai lực lời kinh và âm hưởng của nó thật là vô cùng ở cõi âm nếu người ta
tụng niệm chú tâm, sử dụng hết cả tinh thần. Tiếc thay, người đời chỉ coi tụng
niệm như một hình thức. Họ chỉ biết đọc các câu kinh trên đầu môi, chót lưỡi
chứ không biết tập trung tinh thần nên mất đi phần nào hiệu nghiệm. Sự cầu
nguyện có một sức mạnh kinh khủng, có thể dời núi lấp sông, đó là bí quyết khoa
“Mật Tông” Tây Tạng.”
- “Như ông nói thì tôn giáo Tây Tạng có
hiệu nghiệm nhiều hay sao?”
- “Vấn đề cầu nguyện cho người chết không
phân biệt tôn giáo và cũng không cần theo một nghi thức, nghi lễ nào nhất định
mà chỉ cần tập trung tư tưởng, hết sức chú tâm cầu nguyện. Theo sự hiểu biết
của tôi thì tôn giáo nào cũng có những nghi lễ riêng và nghi lễ nào cũng tốt nếu
người thực hành thành tâm.”
- “Như vậy nghi lễ rửa tội trước khi chết
có ích lợi gì không?”
- “Một số người tin rằng hạnh phúc vĩnh
cửu của con người tùy thuộc tâm trạng y lúc từ trần. Nếu lúc đó y tin rằng mình
được cứu rỗi thì như được một vé phi cơ lên Thiên Ðàng còn không y sẽ xuống địa
ngục. Ðiều này gây nhiều sợ hãi, lo âu vô ích. Nếu một người chết thình lình
thì sao? Phải chăng họ sẽ xuống địa ngục? Nếu một tín đồ hết sức ngoan đạo
nhưng chết ngoài trận mạc thì sao? Họ đâu được hưởng nghi lễ rửa tội? Sự chuẩn
bị hữu hiệu nhất là có một đời sống thanh cao, nếu ta đã có một đời sống cao
đẹp thì tâm trạng khi chết không quan trọng. Trái lại, ta không thể ao ước một
tương lai tốt đẹp dù khi chết được cử hành bằng các nghi lễ to lớn, linh đình
nhất. Dù sao, tư tưởng chót trước khi lìa đời cũng rất hữu ích cho cuộc sống
mới bên kia cửa tử, nó giúp vong linh tỉnh táo, dễ thích hợp với hoàn cảnh mới
hơn. Một cái chết thoải mái, ung dung phải hơn một cái chết quằn quoại, chết
không nhắm mắt được. Theo tôi thì sự hiểu biết về cõi vô hình, sự chuẩn bị cho
sự chết là điều hết sức quan trọng, cần được phổ biến rộng rãi nhưng tiếc là ít
ai chú ý đến việc này.”
- “Vậy theo ông chúng ta cần có thái độ
gì?”
- “Ðối với người Âu Tây, đời sống bắt đầu
khi lọt lòng mẹ và chấm dứt lúc chết đó là một quan niệm cần thay đổi. Ðời sống
cõi trần chỉ là một phần nhỏ của chu kỳ kiếp sống. Chu kỳ này được biểu hiện
bằng một vòng tròn mà sự sống và chết là những nhịp cầu chuyển tiếp giữa hai cõi
âm và dương, giữa thế giới hữu hình và vô hình. Trên con đường tiến hóa còn
hằng hà sa số các chu kỳ, các kiếp sống cho mỗi cá nhân. Linh hồn từ cõi Thượng
giới chuyển kiếp xuống cõi Hạ giới qua cõi Trung giới và sau đó trở về Thượng
giới cũng phải qua cõi Trung giới. Phần ở cõi trần chỉ là một phần nhỏ của một
kiếp sống mà thôi. Trong chu kỳ này phần quan trọng ở chỗ vòng tròn tiến sâu
vào cõi trần và bắt dầu chuyển ngược trở lên đó là lúc linh hồn hết tha thiết
với vật chất mà có ý hướng về tâm linh. Các cổ thư đã vạch ra một đời sống ở
cõi trần như sau: 25 năm đầu để học hỏi, 25 năm sau để lo cho gia đình đây là
giai đoạn tiến sâu vào trần thế, 25 năm sau nữa phải từ bỏ việc đời để lo cho
tâm linh, đó là thời điểm quan trọng để đi ngược lên, hướng về tâm linh và 25
năm chót phải từ bỏ tất cả, chỉ tham thiền, quán tưởng ở nơi rừng sâu, núi
thẳm. Ðối với người Á châu thì 50 tuổi là lúc từ bỏ vật chất để hướng về tâm
linh nhưng người Âu châu lại khác hẳn, họ ham mê làm việc đến độ mù quáng, cho
đến già vẫn tranh đấu hết sức vất vả, cho dục vọng, cho bản ngã, cho sự sống
còn, cho sự thụ hưởng do đó, đa số mất quân bình và khi chết hay gặp các nghịch
cảnh không tốt. Theo ý tôi, chính vì sự thiếu hiểu biết về cõi âm nên con người
gây nhiều tai hại ở cõi trần. Chính vì không nhìn rõ mọi sự một cách tổng quát,
nên họ mới gây lầm lỗi chứ nếu biết tỷ lệ đời sống cõi trần đối với toàn kiếp
người thì không ai dồn sức để lo cho 1/3 kiếp sống mà sao lãng các cõi trên.
Nếu con người hiểu rằng quãng đời ở cõi trần rất ngắn ngủi đối với trọn kiếp
người và đời sống các cõi khác còn gần với chân lý, sự thật hơn thì có thể họ
đã hành động khác đi chăng? Có lẽ vì quá tin tưởng vào giác quan phàm tục nên
đa số coi thế giới hư ảo này là thật và cõi khác là không có thật...”
- “Nhưng nếu ông cho rằng các cõi kia còn
gần với sự thật hơn thì tại sao ta lại kéo lê kiếp sống thừa ở cõi trần làm gì?
Tại sao không rủ nhau đi sang cõi khác có tốt hơn không?”
Hamoud mỉm cười:
- “Tuy cõi trần hư ảo nhưng nó có những lợi
ích của nó vì con người chỉ có thể tìm hiểu, phát triển xuyên qua các rung động
thô thiển này thôi. Cõi trần có các bài học mà ta không tìm thấy ở đâu được.
Chính các bậc Chân tiên, Bồ tát trước khi đắc quả vị đều phải chuyển kiếp xuống
trần, làm các công việc vĩ đại như một thử thách cuối cùng. Muốn khai mở quyền
năng, con người phải tiếp nhận các bài học ở cõi trần mà thôi, nhờ học hỏi
những bài học này họ mới trở nên nhạy cảm với các rung động cõi trên.”
- “Ông muốn nói sự nhạy cảm thế nào?”
- “Sự mở mang trí tuệ giống như một máy
thu thanh (Radio) và các rung động ví như các tần sóng. Một người không hiểu
biết ví như máy thu thanh không bắt trúng đài, không thay đổi băng tần. Họ sinh
ra sao thì chết cũng vậy, chả học được điều gì vì như máy không bắt trúng đài
chỉ kêu rè rè. Một người hiểu biết là người biết thay đổi con người của mình để
bắt trúng những làn sóng, dĩ nhiên có nhiều làn sóng, băng tầng khác nhau và
con người sẽ bị tràn ngập bởi các làn sóng này cho đến khi họ điều hòa, phân
biệt điều hay, lễ dở để chọn những băng tầng thích hợp. Khi đó họ bắt trúng
những đài phát thanh, nghe được điệu nhạc họ muốn. Huyền âm của Thượng Ðế lúc
nào cũng vang lừng vũ trụ cho những ai muốn nghe, biết chuyển tâm thức để nghe,
biết thay đổi tâm hồn để bắt được làn sóng thanh cao, tế nhị đó.”
Mọi người gật đầu thán phục vị pháp sư Ai
Cập đã dùng những thí dụ cụ thể để giải thích một điều phức tạp. Giáo sư
Mortimer thắc mắc:
- “Ngoài việc khai mở giác quan để nghiên
cứu cõi âm ông còn làm gì nữa?”
- “Việc nghiên cứu sẽ không có ý nghĩa gì
nếu ta chỉ quan sát như một khách bàng quang, đứng ngoài nhìn ngắm. Con người
cần học hỏi những điều gì xảy ra khi họ từ trần để thay đổi, thích hợp với cuộc
sống mới, không những cho họ mà còn cho những người thân. Càng hiểu biết bên
kia cửa Tử họ càng dễ dàng hướng dẫn các vong linh khác.”
- “Nói một cách khác ông hay giúp đỡ những
vong linh vừa từ trần?”
- “Chính thế, đó là công việc của tôi.
Phần lớn người chết thường xúc động và không chấp nhận rằng họ đã chết, họ muốn
bám víu lấy cõi trần và trở nên các loài ma vất vưởng. Công việc của tôi là
trấn an họ, giải thích cho họ rằng ở cõi âm nếu muốn siêu thoát cần thay đổi
trọn vẹn lối sống. Việc này dĩ nhiên rất khó vì các vong linh không chịu nghe,
hơn nữa nhiều người luyến tiếc cõi trần vì họ có những việc chưa giải quyết
xong, tâm hồn họ chưa được an để siêu thoát. Vì thế sự hiện diện của một người
còn sống như tôi rất hữu ích, tôi có thể giúp họ hoàn tất các tâm nguyện để họ
siêu thoát...”
- “Công việc này có kết quả gì không?”
- “Ðây là một việc hết sức khó khăn nên
tôi phải kết thân với một số bạn bè bên cõi âm. Nếu vong linh u mê nhất định
không nghe thì tôi phải nhờ những bạn bè, người thân của họ thuyết phục, giúp
đỡ. Thí dụ như một vong linh bị chết trong một trận hỏa hoạn tại Luân-Ðôn. Y bị
kẹt trong tòa nhà ba từng, không sao thoát nên chết ngộp bởi khói. Y không tin
mình đã chết nên thần thức vẫn vùng vẫy, tìm chỗ thoát thân. Tôi khuyên bảo nhưng
y quá lo sợ chết cháy nên không chịu tin lời tôi. Sau tôi phải nhờ mẹ y đã từ
trần nhiều năm trước đến khuyên bảo thì y mới chấp nhận và siêu thoát.”
- “Ông muốn nói rằng thân quyến có thể làm
việc đó dù họ chết đã lâu?”
- “Dĩ nhiên, sự liên hệ giữa con người với
nhau đâu phải tình cờ mà do nhiều duyên nghiệp từ trước. Nếu sợi dây thân ái
vẫn còn thì dù qua đời họ vẫn để ý lưu tâm đến những người họ yêu mến nhau. Dù
đã siêu thoát lên cảnh giới trên nhưng họ vẫn sẵn sàng trở lại khuyên bảo, giúp
đỡ con cháu của họ.”
- “Như vậy sau khi chết ta có thể gặp lại
cha mẹ, ông bà, họ hàng thân thích hay sao?”
- “Dĩ nhiên, như tôi vẫn nói con người khi
sống ra sao thì chết vẫn vậy, đâu có đổi thay gì nhiều. Nếu tình cảm vẫn còn
thì họ vẫn tìm đến gặp nhau là thường. Thật ra nếu ta xem sự chết như đi du
lịch qua một thế giới mới, quang đãng, sáng sủa hơn thì chúng ta sẽ không có
cảm tưởng như xa người quá cố. Sự thật là không có điều gì chia cách linh hồn
cả, khi ta yêu mến ai bằng những rung động chân thành, ta yêu mến họ qua linh
hồn của họ chứ đâu phải chỉ xác thân. Xác tuy hư hại nhưng hồn họ vẫn ở quanh ta,
tuy ta không thấy họ nhưng họ vẫn cảm xúc được tình thương của ta. Họ còn biết
các đau buồn, cảm giác của ta vì họ đọc được tư tưởng. Dĩ nhiên, nếu họ vẫn
theo dõi thì khi ta chết đi, họ sẽ đón tiếp để trấn an ta là đằng khác. Ðây là
một vấn đề cần được lãnh hội cẩn thận vì khi hiểu biết ta sẽ không còn sợ hãi,
ta chấp nhận sự chết như một việc hiển nhiên. Bên kia cửa tử cũng như cõi trần,
luật thiên nhiên luôn luôn biểu hiện và hết sức công bằng.”
- “Làm sao chúng tôi có thể biết chắc rằng
khi chết ta sẽ gặp người thân?”
- “Như tôi đã trình bày, có bảy cảnh ở cõi
Trung giới và sự thức tỉnh ở cảnh nào hoàn toàn tùy theo tâm thức con người
rung động với nhịp rung của cảnh đó. Con người chỉ có thể tiếp xúc với vong
linh ở cảnh đó hoặc cảnh thấp hơn mà thôi. Ða số những người qua đời đã lâu,
thể Vía đã được thanh lọc nên thường sống ở cảnh giới cao hơn, do đó họ có thể
tiếp xúc với những người ở cảnh giới thấp hơn nếu họ muốn. Ngược lại những kẻ
thức tỉnh ở cảnh giới thấp rất ít khi biết đến các cảnh giới cao hơn, những kẻ
thức tỉnh ở cảnh thứ bảy hay thứ sáu chỉ muốn tìm về cõi trần mà thôi ít khi ý
thức cảnh giới khác. Có nhiều vong linh sau khi đã lên đến cảnh giới cao lại
tìm về những cảnh thấp hơn, không phải họ ham mê gì cõi này nhưng vì lòng
thương người, bác ái mà họ muốn giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ, những kẻ lạc
lỏng, bơ vơ không ý thức gì.”
Hamoud im lặng một lúc rồi thong thả:
- “Cứu trợ, giúp đỡ các vong linh bên kia
cửa tử là một điều hết sức cần thiết vì người chết thì nhiều mà người hiểu biết
lại chẳng có là bao nhiêu...”
- “Nhưng đâu phải ai cũng làm được việc
này, phải có các quang năng đặc biệt như ông hay đợi lúc chết mới giúp đỡ được
chứ...”
Hamoud lắc đầu:
- “Không phải khi từ trần mới làm được
việc này, khi còn sống ta vẫn có thể làm được mà cũng không cần phải khai mở
quang năng nào cả. Bất cứ ai biết suy nghĩ đều có thể làm được. Các ông nên
hiểu rằng khi ngủ, thể Vía của ta được tự do có thể hoạt động bên cõi âm. Nếu
ta tập trung tư tưởng trước khi ngủ vào một sự giúp đỡ, an ủi nhằm mục đích
hướng dẫn, cứu trợ tất cả mọi người không phân biệt thì điều này sẽ được thực
hiện.”
- “Chỉ thế thôi ư? Như vậy ai làm chả
được.”
- “Dĩ nhiên, điều này không nguy hiểm gì
hết vì tư tưởng có một sức mạnh thần giao đặc biệt và có một mãnh lực phi
thường ở cõi âm. Nếu ta tập làm những việc này khi còn sống, ta sẽ không bỡ
ngỡ, ngạc nhiên khi qua cõi bên kia vì ta đã quen thuộc với nó rồi. Ta còn gặp
những người nhờ tư tưởng của ta mà được giúp đỡ là đằng khác, dĩ nhiên họ sẽ
đón tiếp ta nồng hậu và từ đó sẽ tiếp tục làm những công việc này...”
- “Làm sao có thể dễ dàng như thế được?...”
Hamoud mỉm cười:
- “Nghe thì dễ thật nhưng nó đòi hỏi một
sự quyết tâm. Thứ nhất việc làm của ta phải bất vụ lợi, vị tha, vô tư vì cõi âm
là cõi tư tưởng. Nếu ta có ý định mưu đồ một việc gì, những người khác biết
ngay và hậu quả lại chưa biết thế nào mà lượng được. Thứ hai, đa số các vong
linh đều u mê, ngoan cố rất khó thuyết phục vì các nghiệp quả trói buộc hoặc
lưu luyến cõi trần vì con cháu khóc than, thương tiếc quá họ đâm ra xúc động
khó siêu thoát. Do đó, công việc này đòi hỏi sự tế nhị, khéo léo và một tâm hồn
an tĩnh, không bối rối, xúc động. Nhưng khi ta đã phát tâm thì tư tưởng này sẽ
là một khí cụ rất tốt giúp đỡ ta rất nhiều. Theo ý kiến của tôi thì việc có một
kiến thức rộng rãi về cõi âm là căn bản đầu tiên...”
Giáo sư Allen lắc đầu:
- “Nếu nói rằng khi ngủ ta qua cõi âm, tại
sao tôi không ý thức một tí gì cả? Phải có một bằng chứng nào rõ rệt mới tin
như vậy được.”
- “Các ông nên hiểu về sự cấu tạo của con
người: Trong lúc thức tỉnh, thể Vía là cây cầu cho tâm thức. Mọi sự va chạm,
rung động, cảm xúc bên ngoài do hệ thần kinh giao cảm được thể Vía chuyển vào
tâm thức sau đó mới ghi nhận ở khối óc. Bằng chứng là ta suy nghĩ trước khi ta
hành động có phải không? Nguyên nhân giấc ngủ là sự mệt mỏi của thể xác, nó cần
phục hồi sức khỏe nên nằm yên nhưng thể Vía lại khác, nó vẫn hoạt động vì bằng
chứng là đôi khi ngủ say nhưng ta vẫn ý thức mọi việc xảy ra chung quanh có
đúng như thế không? Thể Vía luôn rung động để đáp ứng với hoàn cảnh chung
quanh, vì tính chất này nó rất mẫn cảm với các rung động của bản năng, ham
muốn, dục vọng. Các tính xấu như giận hờn, oán ghét chẳng qua là sự cô đọng của
tư tưởng mà thôi. Sự cô đọng này tạo thành một lớp vỏ bao trùm lên thể Vía và
ảnh hưởng của nó. Do đó, tính tình con người chỉ là một thói quen của tư tưởng.
Như tôi đã trình bày, tư tưởng thanh cao cũng như hèn hạ đều bị thu hút vào thể
vía và trực tiếp ảnh hưởng đến tình cảm con người. Bằng chứng là một người có
tâm hồn thanh khiết không thể hợp với những nơi ồn ào náo nhiệt, ngược lại kẻ
có tâm hồn náo động không thể chịu nơi vắng vẻ, êm đềm. Có người tự hỏi tại sao
họ không thể ngồi yên một chỗ, không thể tu tập các pháp môn thiền quán? Ấy vì
thể Vía họ lao chao, muốn động. Họ cần biết cách chủ trị tình cảm, thanh lọc
thể vía. Các món đồ ăn nặng trọc như thịt cá, rượu các chất kích thích cũng đem
vào thể Vía các đối phần nặng trọc. Người tu phải triệt để từ bỏ các món ăn này
vì nó rất có hại cho việc tham thiền, quán tưởng. Thể xác và thể vía liên lạc
với nhau qua bảy trung tâm giao điểm sinh lực gọi là Luân Xa, tại đây có một
tấm màn cấu tạo bẳng nguyên tử cõi trần để ngăn chặn ảnh hưởng cõi âm. Vì thế,
ký ức và sinh hoạt lúc ngủ không chuyển sang khối óc vật chất tuy nhiên, đôi
khi ngủ dậy ta vẫn mường tượng có một cái gì mà không sao nhớ được. Ðối với một
người bình thường thì luân xa không thức động nên tấm màn này khép chặt nhưng
rượu, thịt, các chất kích thích có thể phá hoại tấm màn này khiến nó bị rách và
ảnh hưởng cõi âm có thể chuyển qua cõi trần khiến y bị điên khùng hay rối loạn
hệ thần kinh. Có khi cá nhân mất tự chủ, bị các loài ma quỷ nhập vào sai khiến.”
Giáo sư Allen lên tiếng:
- “Những điều ông trình bày rất lạ lùng,
nhưng cũng có lý. Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của chúng tôi thì khoa học không
thể chứng minh điều này. Liệu có cách nào khiến chúng tôi cũng khai mở các
quang năng để nghiên cứu cõi giới vô hình như ông không?”
Hamoud gật đầu:
- “Sự khai mở quyền năng thuộc phạm vi tâm
thức, trước khi mở tâm phải tinh luyện các thể đã. Nếu chưa thanh lọc được các
thể thì đừng nói đến khai mở bất cứ một giác quan nào.”
- “Vậy ta phải luyện các thể bằng cách
nào?”
- “Tinh luyện thể Trí bằng sự suy tư chân
chính. Trí tưởng tượng con người là một công cụ sáng tạo hữu hiệu, khi ta suy
tư, tưởng tượng ta vô tình xây dựng thể Trí. Nếu ta chỉ suy tư những điều tốt
lành, cao thượng thì ta đã luyện trí rồi. Sau thể Trí là thể Vía, thể này chỉ
luyện bằng các ham muốn chân chính. Hãy ham mê các điều cao thượng thì tự khắc
thể Vía sẽ phát triển.”
- “Ông nói nghe thật dễ dàng. Tư tưởng cao
thượng và ham muốn chân chính là những điều trừu tượng, làm sao có thể làm
được...”
- “Ða số mọi người quan niệm như thế nên
chả khi nào tiến bộ được. Con người muốn quyền năng, giải thoát nhưng chỉ chờ
đợi một phép lạ, một tha lực ngoại giới chứ không tự tin rằng mình có khả năng
làm những việc đó.”
- “Dù tôi muốn thanh lọc các thể thì cũng
phải có một phương pháp, một sự hướng dẫn, một kỹ thuật nào đó chứ nói một cách
trừu tượng thì ai nói chả được.”
- “Theo sự hiểu biết của tôi thì Tôn giáo
nào cũng dạy những điều cao đẹp và áp dụng những lời dạy này chả phải một
phương pháp, kỹ thuật thanh lọc các thể hay sao?”
- “Như vậy ông theo phương pháp nào? Hãy
nói về kinh nghiệm của ông đã...”
Hamoud trầm ngâm rồi gật đầu:
- “Ðược lắm, tôi được truyền thụ phương
pháp này tại một tu viện ở Tây Tạng nên chịu ảnh hưởng Phật Giáo rất nhiều: Thứ
nhứt là luyện thể xác, phải biết cách kiểm soát, kiềm chế thể xác hoàn toàn,
quy định mọi hoạt động như ăn, uống, ngủ cho thật đúng. Thức ăn được phân làm
ba loại: Tĩnh, Ðộng và Ðiều Hoà, người tập phải tránh đồ ăn “Tĩnh” vì nó làm
thể xác hôn mê, lười biếng, bất động. Các thức ăn có đặc tính “Tĩnh” là các món
đang lên men, các thứ đồ khô, các loại rượu. Các món ăn có đặc tính “Ðộng” như
thịt, cá thường đem lại các kích thích hăng hái nhất thời, xác chết thú vật gồm
nhiều nguyên tử nặng nề bởi các thú tính thấp hèn không thích hợp cho việc tu
hành, thanh lọc. Chỉ có các món ăn “Ðiều Hòa” như các thứ có khả năng tăng
trưởng, chứa nhiều sự sống như ngũ cốc vì nó sắp đâm mầm, nẩy lộc, các loại
trái cây vốn tràn đầy nhựa sống, các loại rau cỏ vốn hấp thụ khí thái dương cần
thiết cho một thể xác cường tráng, nhạy cảm.
Sau việc ăn uống còn phải thở hít, hô hấp
cho đúng cách. Khoa học chứng minh con người sống được là nhờ hơi thở nhưng
thật ra đó là nhờ Sinh khí (Prana).
Chính các sinh khí này thấm nhuần khắp cơ
thể, mang sự sống đến khắp tế bào. Prana xuất phát từ ánh sáng mặt trời, nó
rung động và pha trộn trong không khí. Bằng cách hô hấp thật sâu, thong thả,
Prana sẽ thấm vào thần kinh hệ và lưu thông khắp châu thân mang sự sống khắp
xác thể. Chính các Prana tích tụ trong hệ thần kinh tạo ra luồng “Nhân điện”
một yếu tố quan trọng của sự sống.
Tóm lại, dinh dưỡng đúng cách bằng các món
ăn có đặc tính điều hòa, tập thở hít đúng cách là phương pháp tinh luyện thể
xác vô cùng quan trọng. Như các ông thấy, phương pháp này không có gì trái với
khoa học hiện tại, cách thực hành có thể khác nhau tùy cá nhân, người gọi nó là
thể dục, người gọi nó là thiền định điều này không quan trọng vì căn bản chính
chỉ nhằm đem lại một thể xác lành mạnh, cường tráng. Người luyện thể xác cần
sống nơi thoáng khí, nhiều ánh sáng mặt trời để đón nhận các sinh lực prana nhằm
bổ túc luồng nhân điện. Các món ăn như thịt cá mang lại các rung động thô bạo
khiến luồng nhân điện này chạy loạn lên khó kiểm soát gây nên các bệnh tật hoặc
phá hoại hệ thần kinh. Các món ăn Tĩnh như rượu làm tê liệt bộ thần
kinh khiến luồng nhân điện bị ngắt quãng
không đều ngăn trở các sinh khí prana lưu thông mang sinh lực nuôi thể xác gây
nên nhiều hậu quả không tốt.
Sau khi thanh lọc thể xác ta bắt đầu luyện
đến thể Vía: Thể Vía là trung tâm của tình cảm, một khi tình cảm trong sạch, vị
tha, bác ái đương nhiên các chất thanh nhẹ sẽ được hấp thụ vào và các chất nặng
trọc, xấu xa sẽ bị đào thải ra ngoài theo một nguyên lý giống như sự thẩm máu
(Osmosis). Khi thể Vía thanh cao nó sẽ rung động với các tư tưởng cao thượng
mang tâm thức lên một bình điện cao hơn. Khi sự rung động (Vibration) đến một
chu kỳ nào đó (In-phase) các giác quan thể vía bắt đầu khai mở và tự nhiên con
người sẽ bắt đầu có quyền năng đặc biệt. Nói một cách khoa học hơn, các giác
quan thể Vía chỉ hoạt động ở một chu kỳ và chỉ khi thể Vía rung động đúng chu
kỳ này nó mới được đánh thức để hoạt động. Thể vía chỉ có thể rung động ở chu
kỳ này khi nó được cấu tạo bằng những nguyên tử thật thanh, nhẹ khi những
nguyên tử nặng trọc bị khu trục hết, điều này chỉ xảy ra khi con người chỉ có các
tình cảm cao thượng lòng bác ái tốt lành bao trùm mọi vật. Ðó là bí quyết cách
luyện thể Vía.
Khi bảy giác quan của thể vía hoạt động,
nó sẽ khai mở một số bí huyệt để luồng hỏa hầu Kundalini thức giấc, khi luồng
hỏa hầu này chạy dọc theo xương sống lên đỉnh đầu, nó sẽ thúc đẩy, khai mở thể
trí khiến nó khai triển để hợp nhất với chơn thần. Khi thể trí khai triển, mở
lớn ra nó sẽ khởi sự tiêu diệt cái phàm ngã ích kỷ của con người để hướng lên
các điều thánh thiện. Ðây là một giai đoạn vô cùng khó khăn, rất ít ai vượt qua
nổi: Danh từ Phật giáo gọi là Phật tánh biểu lộ, danh từ Thiên Chúa Giáo gọi là
sự quên mình để hòa nhập với đấng Cứu Thế, danh từ Ấn Giáo gọi là sự hợp nhất
với Chân Ngã. Nói một cách giản dị thì đây là lúc trí tuệ quy kết các tư tưởng
và hoạt động về tình huynh đệ, bác ái nhu thuận, từ bi, trí tuệ, vị tha, hỷ xả
để kết tinh thành chân ngã. Khi phàm ngã hoàn toàn bị hủy diệt, các thể cũng
hoàn toàn được thanh lọc thì không còn sự phân biệt giữa ta và tha nhân, giữa
chủ thể và đối tượng mà tất cả đều là một. Thể trí không còn tính cách cá nhân
mà đã thành “Ðại Trí” hay trí tuệ “Bát nhã”. Tâm thức cũng không còn là tâm cá
nhân mà thành tâm thức “Bồ Ðề” hòa hợp hoàn toàn với tâm thức vũ trụ. Cả tâm
lẫn trí mở rộng đón nhận ánh sáng chân lý mà không còn phải học hỏi, lý luận gì
nữa. Ðây chính là giai đoạn giác ngộ của người tu. Họ trở nên một đấng siêu
nhân, một vị Tổ, một vị Thánh...”
Giáo sư Evans-Wentz thắc mắc:
- “Căn cứ vào đâu ta biết được như vậy?
Phải có bằng chứng gì chứ?”
Hamoud lắc đầu:
- “Các kinh nghiệm quý báu, thiêng liêng
đó chỉ có các bậc giác ngộ rồi mới hiểu được. Không một vị thánh nào vỗ ngực tự
xưng đã đạt quả vị này hay quyền năng nọ. Khi đã giác ngộ thì chức tước, danh vọng,
địa vị đâu có nghĩa lý gì nữa vì họ đâu còn bản ngã thấp hèn như chúng ta để
phân biệt. Chỉ có các “bậc lừa bịp”, các tu sĩ giả mạo mới thích danh vọng,
chức tước vì bản ngã họ còn to lớn và cần các danh xưng, địa vị để lừa bịp tín
đồ nhẹ dạ.”
- “Trên nguyên tắc thì như vậy nhưng còn
phương pháp, kỹ thuật thì ra sao?”
- “Phương pháp, kỹ thuật thì rất nhiều,
con đường đến chân lý cũng thế tùy theo nhân duyên, căn cơ cá nhân không thể áp
dụng một kỹ thuật nào cứng nhắc được. Phương pháp, kỹ thuật có thể khác nhau
nhưng nguyên tắc chỉ có một. Sự thật là chân lý luôn luôn được truyền dạy dưới
hình thức này hay hình thức khác tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện.
Phương pháp tuy khác nhưng chân lý vẫn là một giống như nước suối hay nước sông
thì vẫn là nước mà thôi (Tùy duyên bất biến).
Chân lý có thể được truyền dạy bởi những
thầy phù thủy trong các bộ lạc man dã hoặc các bậc giáo chủ trong kinh điển tôn
giáo. Kinh điển hay tôn giáo có thể khác nhau về hình thức nhưng vẫn có những
điểm tương đồng mà ta phải chấp nhận.”
- “Chấp nhận phải chăng là một hình thức
của tin tưởng?”
- “Con đường đạo đòi hỏi một đức tin nhưng
không phải nhắm mắt tin tưởng bừa bãi. Ðức tin chỉ đến sau khi người tìm đạo tự
mình nhận thức rõ ràng, sau khi hiểu biết chứng nghiệm nó một cách rốt ráo. Các
ông là những khoa học gia, không đời nào các ông tin tưởng một sự kiện gì nếu
không kiểm chứng rõ ràng, sự nghi ngờ là một điều cần thiết nhưng nếu có những
sự kiện mà khoa học không thể chứng minh hay chưa thể chứng minh được các ông
sẽ phải làm gì? Phủ nhận chăng? Nếu phủ nhận các ông đã bỏ qua một cơ hội tìm
hiểu nghiên cứu. Nếu chấp nhận mà không kiểm chứng thì các ông đã mù quáng tin
tưởng bừa bãi. Tôi không mong các ông phải tin tưởng những điều tôi trình bày,
nhưng mong các ông hãy suy gẫm, nghiên cứu nó, nếu chưa thể sử dụng các dụng cụ
khoa học thực nghiệm để chứng minh thì hãy sử dụng lý trí, trực giác vì sự
nghiên cứu cõi âm là một khoa học chứ không phải một sự tin tưởng bừa bãi. Kiến
thức về cõi giới này sẽ giúp đỡ nhiều người, tôi tin rẳng trong một ngày không
xa sẽ có nhiều cuộc nghiên cứu về đối tượng này.”
- “Tại sao ông không công bố những điều
tìm được cho mọi người? Tại sao ông lại ẩn thân một nơi hoang vu như thế này?
Nếu ông muốn kiến thức về cõi giới này được nghiên cứu rộng rãi thì ông phải là
người khởi xướng nó lên để mọi người được biết và biết đâu chẳng có những cuộc
nghiên cứu theo sau?”
Hamoud mỉm cười:
- “Khi trình độ con người chưa đến lúc, có
những điều chưa thể công bố được. Các bậc giáo chủ ngày trước chẳng giảng dạy
chân lý ra làm hai phần Công truyền và Bí truyền hay sao? Tại sao các ngài lại
dạy riêng cho một thiểu số môn đồ môn giáo lý bí truyền? Phải chăng các ngài
biết chỉ một thiểu số người có thể lĩnh hội những điều ngài giảng dạy. Khoa học
nghiên cứu về cõi âm cũng có những sự nguy hiểm riêng của nó, không thể truyền
dạy bừa bãi cho tất cả mọi người.”
- “Xin ông giải thích rõ hơn về việc này,
tại sao lại nguy hiểm?”
- “Tôi vừa trình bày cho các ông một
phương pháp tinh luyện các thể như tôi đã được truyền dạy. Dĩ nhiên, còn có
nhiều phương pháp khác cũng mang lại các kết quả tương tự nhưng cứu cánh lại
khác hẳn. Có hàng trăm phương pháp phát triển năng khiếu thần thông nhưng người
tu phải hiểu rằng quyền năng chỉ là những phương tiện thấp thỏi, giúp ta mở
rộng kiến thức. Quyền năng không bao giờ là một cứu cánh, một mục đích. Sự tham
luyến, vọng tưởng sẽ đưa người có quyền năng vào ma đạo. Người tu hành cần ý
thức rõ rệt rằng chỉ khi nào phàm ngã hoàn toàn bị tiêu diệt thì con người mới
thoát khỏi ảo ảnh của màn vô minh và thực sự chứng nghiệm chân lý. Quyền năng
càng cao ta càng phải lập hạnh, nghiêm khắc giữ gìn đề cao cảnh giác các ảo ảnh
của vô minh...”
- “Ông nói đến vô minh như một cái gì trừu
tượng, liệu ông có thể lấy một thí dụ dễ hiểu hơn không vì danh từ này còn xa
lạ với chúng tôi?”
- “Hãy lấy thí dụ một người tu hành công
phu khổ luyện đã bắt đầu khai mở vài quyền năng thô thiển như Thần Nhãn chẳng
hạn. Vì số người có quyền năng này ở cõi trần rất ít, người đó đã tưởng mình
tiến bộ vượt bực, đã trở nên một đấng này, đấng nọ. Lòng kiêu căng phát triển
xúi dục họ nghĩ rằng mình đã đắc quả vị lớn lao, đã được giao phó các sứ mạng
cao cả. Họ tự phong cho mình những chức tước, danh vọng hoặc đôi khi tín đồ
xưng tụng cho họ là đấng này, đấng nọ thì họ cũng chấp nhận tuốt, họ nghĩ mình
đã sáng suốt, cao cả thì còn lầm lạc thế nào được nữa... Họ đâu hiểu rằng trong
cõi âm có rất nhiều vong linh bất hảo hay tìm cách hướng dẫn sai lạc những
người non nớt vừa bắt đầu khai mở quyền năng. Dĩ nhiên với trí tuệ nông cạn, họ
không có một tiêu chuẩn nào để xét đoán, hiểu biết những hiện tượng, những điều
họ nhìn thấy và trắc nghiệm xem điều đó có hợp với chân lý hay không? Bởi thế
họ dễ bị lung lạc để trở nên một tay sai đắc lực của các vông linh, ma quỷ, các
sinh vật vô hình. Như các ông đã thấy những pháp sư, thầy phù thủy, các tu sĩ
thiếu sáng suốt, thiếu công phu tu hành, thiếu trì giới đều rơi vào cạm bẫy của
vô minh cả. Họ có một vài quyền năng thật nhưng không sử dụng nó vào mục đích
giúp đời mà sử dụng vào các việc ích kỷ hại nhân...”
- “Nhưng làm sao tránh được các điều này?
Làm sao một người mới bắt đầu có quyền năng biết được những điều mình nhìn thấy
không phải là một ảo ảnh của vô minh, những điều mình chứng nghiệm không phải
một sự truyền dạy vu vơ của loài sinh vật vô hình?”
Hamoud nghiêm trang tuyên bố:
- “Người nào sống một đời tinh khiết về tư
tưởng và hành động, không bị ô nhiểm bởi ích kỷ thì sẽ được che chở. Vì các
rung động thanh cao, các ảnh hưởng xấu không thể xâm nhập, các vong linh bất
hảo thấy người đó không có gì để chúng lợi dụng được. Trái lại, một người còn
nhiều tham vọng, thiếu công phu trì giới thì chính sự rung động bất thiện phát
xuất từ nội tâm người đó sẽ hấp dẫn các vong linh, ma quái đến quanh. Trong họ
còn đầy đủ các khí cụ như Tham, Sân, Si hay ích kỷ, mê muội thì quá dễ dàng để
các vong linh lợi dụng. Một tu sĩ bất cứ tôn giáo nào cũng đều phải giữ giới,
tuân các điều răn vì các bậc giáo chủ sáng lập tôn giáo đã đi qua con đường đó,
đã biết các hiểm nguy và đặt ra cấm điều để cho người theo sau biết đường mà
tránh.”
- “Nhưng các lối tu luyện thần thông vào
mục đích nhất định như chữa bệnh thì sao?”
- “Ðiều này tùy tâm thức người luyện nhưng
theo sự hiểu biết của tôi bất cứ lối tập luyện nào thiếu sự đứng đắn đều đưa
vào con đường nguy hiểm. Các ông nên biết một khi có quyền năng, dù là một
quyền năng hạ cấp rất thô thiển, kẻ sử dụng nó đều có thể làm nhiều việc mà
người bình thường cho là “Phi thường” vì đa số nhân loại chưa có khả năng đó.
Ðiều này khiến kẻ luyện dễ trở nên kiêu căng và nếu không trong sạch, y có thể
sử dụng quyền năng vào các điều tà muội.”
Giáo sư Allen lắc đầu:
- “Ông nói điều xấu, điều tốt như có một
tiêu chuẩn rõ ràng vậy. Tại sao ông không nghĩ xấu hay tốt chỉ là những điều
tương đối, một điều người Âu cho là vô lý có thể người Á lại chấp nhận như một
sự kiện hữu lý...”
Hamoud gật đầu:
- “Ðúng thế, quan niệm xấu tốt, thiện ác
ít nhiều chịu ảnh hưởng xã hội nhưng vượt lên cao hơn nữa chúng ta vẫn có luật
vũ trụ kia mà. Theo sự hiểu biết của tôi thì có hai con đường: Chính đạo và Tà
đạo.
Con người làm chuyện tà đạo là khi y dùng
quyền năng tiềm tàng của mình để mưu lợi riêng cho sự phát triển cá nhân và sẵn
sàng hy sinh hạnh phúc của kẻ khác. Phát triển cá nhân ở đây có nghĩa là sự
bành trướng về giác quan, cảm xúc hay tri thức của cá nhân mà không đếm xỉa đến
sự thiệt hại cho kẻ khác. Một người lợi dụng sự ngu dốt, yếu đuối của kẻ khác
để thu lấy ít lợi lộc về tiền bạc hay thỏa mãn tham vọng cá nhân tức là đang đi
trên con đường tà đạo. Nếu y có chút quyền năng y sẽ trở nên ghê gớm như thế
nào?
Chánh đạo cũng là việc sử dụng những quyền
năng của mình nhưng để phụng sự nhân loại. Trong khi phụng sự, con người sẵn
sàng hy sinh mọi tiện nghi, tham vọng cá nhân mình để làm việc hữu ích cho kẻ
khác. Kẻ phụng sự dứt tuyệt các thú vui về giác quan, từ bỏ mọi tôn kính chính
đáng mà y có quyền hưởng thụ, dẹp bỏ cái phàm ngã cá nhân mà chỉ chú trọng đến
mục đích là đạt đến sự toàn thiện.
Tà đạo là sử dụng quyền năng qua các hình
thức lễ nghi, cúng bái trợ lực để tạo nên các đoàn thể, hình thức, các hình
thức này có thể là vật chất hay một tổ chức mà công cụ của nó không phải lo cho
đời sống chúng hay một lý tưởng cao thượng mà chỉ là một hình thức cho quan
niệm riêng của mình phát biểu.
Chánh đạo là sử dụng các quyền năng cố hữu
của bản chất con người để vượt qua mọi hạn định của hình thức, để giải thoát
tâm hồn khỏi các trói buộc của cảm giác, sự tưởng tượng hay xu hướng nhất thời,
để tránh các cám dỗ, lừa gạt của vô minh để phục vụ cái phần bất tử thiêng
liêng của bản thể, chân như.
Một người nghiên cứu huyền môn có thể đi
trên đường chính cũng như tà, họ có thể tìm cách phát triển cá nhân qua sự tự
chủ gắt gao để khai mở các quyền năng, thu thập kiến thức. Họ cũng có thể ao
ước cõi thiên đàng mở rộng trong lòng mọi người và chính trong họ qua các hành
động bác ái, vị tha. Trong hai trường hợp, hạng đầu cầu mong kiến thức, quyền
năng khi hạng sau muốn trở nên người hữu dụng. Càng đi xa thì sự tiến bộ càng
khác biệt. Người sử dụng kiến thức, quyền năng để phụng sự, sẽ trở nên một bậc “Bồ
Tát” và chỉ có trái tim Bồ Tát mới là ánh sáng soi đường, chỉ lối giúp họ đi
trọn vẹn con đường đạo. Người cầu trí thức cho mình chỉ quanh quẩn trong phạm
trù cá nhân một lúc, thiếu từ bi trí tuệ y rất dễ bị sa ngã vào ma đạo lúc nào
không hay. Không có trí tuệ bát nhã soi đường y dễ trở thành nạn nhân của vô
minh. Ðiều này cũng như một người đi biển mà không có bản đồ, la bàn định hướng
mà đi bừa bãi thì làm sao đến nơi được. Ðường đạo cũng thế, một tu sĩ phải trì
giới nghiêm minh để tu thân nhưng thế vẫn chưa đủ mà còn phải lập những hạnh
nguyện, xác định mục đích rõ ràng để hành động, có tu thì phải có hành, phải
biết đem kiến thức của mình ra để giúp ích cho những người khác. Trí tuệ phải
đi đôi với Bác ái, có “Trí” mà thiếu cái “Tâm” chỉ là mớ kiến thức vô dụng, một
cái xác không hồn. Có “Tâm” mà thiếu “Trí” cũng không được vì sẽ dễ sa ngã, đi
lầm vào tà đạo. Ðó là điều đã xảy ra trong quá khứ, các tu sĩ thiếu kiến thức,
trí tuệ đã bị vô minh che phủ, họ coi Thượng Ðế như một đấng thần linh để thờ
phụng, tách ngài ra khỏi tín đồ và dạy bảo rằng ngài cao siêu quá, không thể
nói chuyện với những người tầm thường được mà phải qua sự trung gian của giới
tăng lữ. Họ đặt đủ các ngôn từ hoa mỹ, thêu gấm dệt hoa vào giáo điều để tín đồ
quay cuồng trong ngôn ngữ mà xa lánh chân lý thực tế. Dần dần các chân lý cao
đẹp bị bao phủ bằng các hình thức mê tín dị đoan, các điều sằng bậy và đưa nó
vào chỗ suy tàn... Ðó là điều đã xảy ra cho tôn giáo Ai Cập.”
Giáo sư Wentz ngắt lời:
- “Xin ông nói rõ hơn về sự suy tàn của
nền văn minh Ai Cập, lịch sử vẫn chưa hiểu tại sao nền văn minh này lại suy tàn
nhanh chóng như vậy?”
Hamoud im lặng như hồi tưởng một ký ức xa
xôi nào đó, một lúc sau y gật đầu:
- “Có nhiều giả thuyết về sự suy tàn của
nền văn minh Ai Cập, đa số đổ lỗi cho chiến tranh, bệnh dịch, thiên tai nhưng
ít ai biết rõ nguyên nhân sâu xa. Tôi không có ý muốn tiết lộ những điều này vì
mục đích buổi tiếp xúc hôm nay là nói chuyện, tham khảo về cõi giới vô hình.
Tuy nhiên, tôi sẵn sàng tiết lộ những điều thầm kín như một nhân duyên đặc biệt
với các ông, điều này không phải tự ý tôi nhưng do một thông điệp tư tưởng của
một vị chân sư chuyển giao. Tôi muốn tiết lộ những điều này như một cảnh cáo
đối với thế giới ngày nay để họ không đi vào vết xe những việc xảy ra trong qua
khứ...”
Một lần nữa, sự hiện diện của một vị chân
sư bí mật lại được nhắc đến khiến mọi người vô cùng cảm kích. Vị pháp sư Ai Cập
ngửa mặt nhìn lên trời như ôn lại dĩ vãng:
- “Trong thời buổi vàng son, nền văn minh
Ai Cập đến lúc cực thịnh. Các đạo viện với những minh sư truyền dạy khoa học
huyền môn, đưa dân trí đến một mức tiến bộ vượt xa thời buổi hiện nay. Tuy
nhiên, theo thời gian nhiều tu sĩ đã không giữ gìn giới luật khắc khe hoặc thấu
hiểu các giáo điều cao siêu. Họ bèn tìm một lối đi ngắn hơn và dễ hơn, chú
trọng về phương pháp kỹ thuật (techniques) để đạt đến quyền năng. Thần thông
trở nên mục đích chứ không phải phương tiện nữa. Ðể đạt mục đích, họ không ngần
ngại hy sinh quyền lợi tôn giáo, quốc gia... Thiếu sáng suốt nên họ đi vào ma
đạo và chịu sự sai khiến của các động lực bất hảo. Các tăng lữ này lập thành
phe nhóm, liên kết lẫn nhau để tạo một ảnh hưởng cực mạnh đến nỗi các vua
Pharaoh hách dịch cũng phải kiêng dè. Họ lạm dụng danh từ tôn giáo, thần linh,
truyền bá các tà thuật, phù phép, thần chú hắc ám để lôi cuốn tín đồ. Dĩ nhiên
với các tà thuật, họ có thể làm mọi thứ mà một người bình thường vô phương
chống lại. Chỉ một thời gian ngắn, dân chúng đều trở nên nạn nhân của một thứ
Tà giáo. Các vị pháp sư trở nên sứ giả của cõi âm, một thứ quỷ sống đội lốt
người, họ còn kêu gọi những âm binh hung ác nhất đến giúp họ đạt các mục đích
tà muội.
Trong đền thờ, khoa phù thủy thay thế sinh
hoạt tâm linh và các tu sĩ chân chính bị loại trừ, đào thải nhanh chóng. Cũng
vì thế, khoa huyền môn chân chính trở nên thất truyền vì không người tu học,
nghiên cứu. Các tu sĩ chân chính phải trốn tránh, từ bỏ các giáo đường uy
nghiêm. Nền văn minh đặt căn bản trên kiến thức huyền môn cũng tàn lụi khi cánh
cửa huyền môn chân chính khép chặt. Các ông nên rõ, trong thời cổ, hầu hết các
khoa học gia, y sĩ, các nhà toán học kiến trúc đều xuất thân từ giới tu sĩ hoặc
học hỏi trong các tu viện vì thời đó không có trường học hay một nền giáo dục
như bây giờ. Khi bùa chú, phép thuật mê hoặc nhân tâm, thúc đẩy con người từ bỏ
Thượng Ðế để tôn thờ các loài ma quái thì các thứ như Chiêm tinh, Toán học,
Kiến trúc không còn lý do để tồn tại.
Thời gian trôi qua, nền văn minh Ai Cập
huy hoàng đã xuống dốc cực kỳ thảm hại. Chính các tu sĩ lầm lạc, ích kỷ đầy
tham vọng đã là nguyên nhân gây nên hoàn cảnh trên, họ lợi dụng danh nghĩa “Tôn
giáo”, một thứ tôn giáo ma quái, xa lìa Thượng Ðế để đưa Ai Cập vào con đường
thoái hóa. Thay vì lo giải thoát cho chính mình khỏi mê lầm thì họ lại hướng
dẫn quần chúng vào ma đạo. Thay vì tuân theo các giới luật thì họ lại phá giới,
ngụy biện bằng các danh từ hoa mỹ, tốt đẹp. Thay vì kiểm thảo nội tâm họ lại
lập phe nhóm bênh vực lẫn nhau để che dấu các hành vi tà muội. Khoa nghi thức
hành lễ mất hết các tính cách thiêng liêng mà chỉ còn hình thức bề ngoài, kêu
gọi một năng lực ngoại giới đến trợ giúp quyền uy giáo sĩ. Sự hiến dâng biến
thành hối lộ, tu sĩ lựa chọn các thứ mình thích nhất như món ăn, thiếu nữ xinh
đẹp để Tế Thần và sau đó đem chia chác lẫn nhau cùng hưởng thụ. Thượng Ðế nhân
từ bác ái bỗng biến thành một thần linh toàn lực, toàn uy, trọn quyền thưởng
phạt mà giới giáo sĩ là trung gian. Ðể lung lạc nhân tâm, khoa bùa chú, thôi
miên được sử dụng tối đa như một phương tiện cần thiết để thỏa mãn tham vọng cá
nhân.
Ðể tránh các tinh túy huyền môn không lọt
vào tay giới bàn môn tà đạo, các tu sĩ chân chính đã sử dụng khoa Ám Tự
(Hierograph). Ðây là một văn tự huyền bí ẩn dấu nhiều ý nghĩa tâm linh mà chỉ
các tu sĩ chân chính sau khi vượt qua các thử thách mới được tiết lộ. Sự sử
dụng ý nghĩa tượng trưng (Symbol) hoặc tỷ dụ (Parapol) được sử dụng tối đa.
Chính Moses về sau đã sử dụng ngôn ngữ này trong các cuốn sách của Do Thái (Bộ
sách Pentateuque).
Sự bành trướng của nhóm Tà đạo quá mạnh,
các tu sĩ chân chính phải rút vào rừng sâu núi thẳm và cuối cùng thì khoa Huyền
môn chân chính cũng thất truyền. Một số giáo sĩ, khoa học gia, các nhà Toán
học, kiến trúc trốn sang Hy Lạp và truyền dạy các khoa này tại đây, mở đầu cho
một nền văn minh mới. Trong khi đó, để lôi cuốn phe đảng, vấn đề truyền giáo
được đặt ra và giới tăng lữ buộc các vua Pharaoh phải gây chiến tranh truyền bá
tôn giáo. Các cuộc “Thánh Chiến” này đã đem lại một giai cấp mới: Nô lệ.”
Giáo sư Mortimer ngạc nhiên:
- “Như vậy trước đó không có nô lệ hay
sao?”
Hamoud lắc đầu:
- “Nền văn minh cổ đặt căn bản trên sự bác
ái, hoàn hảo của từng cá nhân làm gì có vấn đề nô lệ. Hiện tượng nô lệ chỉ bắt
đầu khi văn hóa suy đồi, giới tu sĩ lộng hành và sau các cuộc chiến tranh. Lúc
đầu họ là tù binh chiến tranh về sau họ trở thành nô lệ. Sau đó các giáo sĩ đặt
ra luật những ai không cùng tôn giáo đều bị coi là nô lệ. Dân Do Thái vì khác
tôn giáo nên trở thành nạn nhân đầu tiên. Tình trạng nô lệ thay đổi xã hội rất
nhiều, các giáo sĩ không cần sử dụng bùa chú, thôi miên để thỏa mãn dục vọng
nữa, các nô lệ đương nhiên phải làm tất cả những gì giới chủ nhân muốn. Theo
thời gian, pháp môn phù thủy, bùa chú cũng thất truyền vì giới tu sĩ không cần
đến nó nữa. Khi các phép thuật biến mất thì uy tín các giáo sĩ cũng giảm theo
và các vua Pharaoh bắt đầu hạn chế quyền lực các giáo sĩ. Khi nền văn minh
xuống dốc, các chân lý tốt đẹp biến mất, đời sống hưởng thụ của tiện nghi vật
chất khiến các vua chúa trở nên ích kỷ, chỉ muốn kéo dài đời sống nên phong tục
xây cất nhà mồ, ướp xác trở nên thịnh hành vì nó hứa hẹn một đời sống vĩnh cửu.
Công cuộc xây cất những ngôi mộ vĩ đại đã khánh kiệt tài sản quốc gia, đưa xã
hội Ai Cập vào một tình trạng suy thoái... Do đó, Ai Cập trở nên một miếng mồi
ngon cho Ba Tư và Hy Lạp... Lịch sử đã ghi chép khá rõ ràng từ lúc này, tôi
chắc các ông đã biết rõ...”
Phái đoàn im lặng nhìn nhau, sự suy yếu
của Ai Cập sau khi bị Ba Tư, Hy Lạp cai trị không phải là một điều xa lạ gì,
nhưng tại sao một nền văn minh như Ai Cập đã xây cất những Kim Tự Tháp hùng vĩ,
đã sản xuất biết bao nhân tài, ảnh hưởng rộng đến toàn cõi Trung Ðông lại suy
sụp mau chóng vẫn còn là một câu hỏi lịch sử. Lời giải thích của Hamoud là một
chìa khóa vô giá về lịch sử xứ này.
Nhà pháp sư Ai Cập mỉm cười nhìn tất cả
mọi người:
- “Lịch sử nhân loại luôn luôn biến đổi
theo chu kỳ, nhiều việc xảy ra trong quá khứ sẽ tiếp diễn lại. Có sống trong
thời buổi đen tối, hỗn loạn, đầy đau khổ hoang mang nhân loại mới ao ước cõi
tâm linh cao thượng. Nhu cầu này sẽ được đáp ứng và một đấng thánh nhân sẽ
chuyển kiếp xuống trần, mở rộng cánh cửa tâm linh, hướng dẫn nhân loại thoát
khỏi dưới một hình thức, phương tiện thích hợp với hoàn cảnh thời gian và không
gian khi đó.
Ðiều này đã xảy ra nhiều lần tại các nơi
khác nhau trên thế giới từ Trung Hoa qua Ấn Ðộ và đến Trung Ðông. Các bậc thánh
nhân đều rao truyền những chân lý cao siêu, đẹp đẽ nhưng vì nhân loại cứ u mê,
thiếu hiểu biết nên chỉ ít lâu sau tất cả lại quay cuồng vào vết xe cũ. Các
chân lý cao đẹp bị xuyên tạc, sửa dổi, giảng giải sai lạc bởi các giáo sĩ mê
tín, thành kiến đầy cuồng tín.
Dù sao chăng nữa bánh xe tiến hóa vẫn quay
đều và trong mọi hoàn cảnh, thời đại nào cũng có các cá nhân cố gắng vượt mức
để tự giải thoát ra khỏi ảo ảnh của màn vô minh để nhận định chân lý...”
Hamoud im lặng một lúc rồi thong thả:
- “Tôi muốn các ông ghi nhận một điều này,
các ông có thể coi đó như một lời tiên đoán hay cảnh cáo trước cũng được:
Thời gian sắp đến sẽ là một giai đoạn cực
kỳ tiến bộ về tri thức nhưng thoái bộ về tâm linh. Moi sự hiểu biết chỉ nhằm
vào hiện tượng (Phenomenon) thay vì nguyên nhân, bản chất do đó, nền khoa học
tương lai không thể chuyển biến được lòng người hoặc giúp cho họ một cái nhìn
sáng suốt, một tâm hồn bình an.
Nền “khoa học hiện tượng” chỉ kích thích
giác quan, cảm xúc hướng ngoại sẽ khiến con người cực kỳ bất mãn, lo âu và trở
nên hoang mang phiêu bạt. Thêm vào đó nữa, sự khai quật các ngôi cổ mộ Ai Cập
sẽ tháo cữi sổ lồng cho vô số âm binh, các động lực cực kỳ hung dữ. Như tôi vừa
kể cho các ông, thời kỳ chót của nền văn minh Ai Cập các giáo sĩ đã thực hành
tà thuật tối đa mà khoa ướp xác là một bí thuật mang sự liên lạc của cõi vô
hình vào cõi trần. Tất cả ngôi cổ mộ đều là nơi giam giữ các động lực vô hình
để canh giữ, duy trì ảnh hưởng tà môn.
Khi được tháo cũi, chúng sẽ mang nền Tà
giáo cổ Ai Cập trở lại thế kỷ này, dĩ nhiên dưới một hình thức nào nó hợp thời
hơn. Một số pháp sư vốn là sứ giả cõi âm sẽ đầu thai trở lại hoặc nhập xác để
tác oai, tác quái tái tạo một xã hội tối tăm, sa đọa đi ngược trào lưu tiến hóa
của Thượng Ðế. Thế giới sẽ trở thành nạn nhân của thứ Tôn giáo ma quái này...
Chiến tranh, đau khổ, bất an cùng các kích thích cảm giác mới lạ do nền “khoa
học hiện tượng” mang lại sẽ thúc đẩy con người vào các cùng cực của cuộc sống.
Trong thời buổi này, khối óc lý trí không
giúp được gì mà chỉ có sự hiểu biết và ý thức bản chất thầm lặng của nội tâm
mới đáp ứng được. Ðó là lối thoát duy nhất mà thôi.”
Giáo sư Allen ngắt lời:
- “Nhưng đã có bằng chứng gì về sự hiện
diện của các động lực vô hình này, làm sao có thể cảnh cáo mọi người về sự trở
lại của các pháp sư thời cổ? Người Âu Mỹ sẽ chả bao giờ chấp nhận một điều
hoang đường, vô lý nếu không có bằng chứng rõ rệt.”
Hamoud mỉm cười bí mật:
- “Cõi âm là đối tượng nghiên cứu của tôi
nên tôi có thể trình bày một vài dữ kiện để các ông suy nghiệm như một bằng
chứng. Chuyện xảy ra đã bắt đầu xảy ra, theo thời gian các ông sẽ thấy. Dù các
pháp sư tà đạo thời cổ này có khéo léo dẫn dụ con người bằng những danh từ hoa
mỹ, những chủ thuyết đẹp đẽ thế đâu đi nữa thì họ vẫn chỉ có thể sống như một
con người. Dù thế nào họ cũng không thể bỏ qua các thói quen cũ của quá khứ, họ
sẽ đội lốt tôn giáo, họ sẽ kêu gọi sự hợp tác của Thần quyền, họ sẽ đặt ra các
giáo điều mới thay thế các chân lý cao đẹp để lôi kéo con người từ bỏ Thượng
Ðế. Họ sẽ sử dụng danh từ, ngôn ngữ để đánh lạc hướng mọi người, tuy nhiên
trước sau gì họ cũng phải chết và trước khi chết họ sẽ di chúc yêu cầu ướp xác
họ và xây dựng những nhà mồ vĩ đại bằng đá như họ đã từng làm trong quá khứ...”
Giáo sư Allen bật cười:
- “Như vậy thì nhận diện họ quá dễ, nhưng
tôi không tin thời buổi này còn ai ướp xác, xây cất nhà mồ như vậy, ông nên nhớ
chúng ta đã bắt đầu vào thế kỷ hai mươi, không phải tám ngàn năm trước...”
Hamoud mỉm cười:
- “Rồi các ông sẽ thấy, tôi mong các ông
ghi chép những điều này cẩn thận rồi đúng hay sai thời gian sẽ trả lời”
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Xin thường niệm A Di Đà Phật